CÂY BỨA

Cập nhật: 11h13 | 04/09/2013

Theo Đông y: Vỏ cây bứa có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc, có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, hàn vết thương. Thu hái vỏ quanh năm, cạo bỏ lớp vỏ ngoài, thái nhỏ, phơi khô.

CÂY BỨA

 1. Tên tiếng Anh: Garcinia cambogia, Brindle berry, Brindall berry, gamboge fruit 

2. Tên khoa học: Garcinia oblongifolia Champ. ex Benth.

Họ Măng cụt/Bứa (Clusiaceae) có số lượng các loài biến động khác nhau từ 50-300 loài (species) tùy theo quan điểm phân loại. Họ này là những cây gỗ sống lâu năm với bộ lá thường xanh và có nhiều loài quả ngon ngọt như Măng cụt (Garcinia mangostana), Măng cụt rừng (Garcinia indica) và có nhiều loài lá và quả có vị chua được dùng làm rau gia vị như Bứa (Garcinia oblongifolia). Đa số các loài hoang dại còn lại có vị chát, đắng không ăn được.

3. Phân bố

       Chi bứa (Garcinia) gồm nhiều loài có nguồn gốc từ miền Nam Châu Phi, Châu Á nhiệt đới, Australia và Polynesia. Loài bứa chua (Garcinia oblongifolia) phân bố nhiều ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Các loài bứa ăn được phân bố khắp vùng nhiệt đới Châu Á.

Hiện nay nhiều loài trong Chi Bứa đang bị đe dọa do phá hủy môi trường sống, và ít nhất là loài G. cadelliana từ ở đảo Nam Andaman là gần như hoặc thậm chí hoàn toàn tuyệt chủng.

 

Ở Việt nam cây bứa mọc hoang trong rừng thứ sinh của các tỉnh từ Hà Tuyên, Vĩnh Phú đến Quảng Nam - Đà Nẵng, có nhiều ở Miền Trung, Tây nguyên và vùng ven sông rạch Nam Bộ như Phú Quốc. Do lá và quả ăn được, có vị chua thanh nên được nhân dân gieo trồng ở vườn nhà để làm rau gia vị chủ yếu dùng để nấu canh chua.

       4. Mô tả

Thân: Cây gỗ thường xanh cao trung bình 6-7m, có thể đến 10 - 15 m. Cành non thường vuông, xoè ngang và rủ xuống.

Lá: Lá hình thuẫn, hơi dài, đuôi nhọn, chóp dài, mép nguyên, nhẵn bóng, có nhiều điểm mờ.

Hoa: Hoa đực mọc thành cụm 3-5 hoa ở nách lá, 4 lá đài và 5 cánh hoa, 20 nhị có chỉ nhị ngắn. Hoa lưỡng tính có lá đài và cánh hoa như ở hoa đực, màu hơi vàng hoặc trắng; bầu 4 (6-10) ô, hình cầu, vòi ngắn.

Quả: Quả mọng mang đài tồn tại; vỏ quả dày, có khía múi, khi chín màu vàng, phía trong hơi đỏ chứa 6-10 hạt. Mùa hoa quả tháng 3-6. 

5.  Thành phần hóa học

Trong quả Bứa có axit hữu cơ, vitamin C (100g có 61mg vitamin C). Trong vỏ có flavonozit.

Công dụng

+Theo Đông y

Vỏ cây bứa có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc, có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, hàn vết thương. Thu hái vỏ quanh năm, cạo bỏ lớp vỏ ngoài, thái nhỏ, phơi khô.

+Theo Tây y

Công rình nghiên cứu ở Việt Nam

Thực phẩm giảm béo là kết quả nghiên cứu từ đề tài “Nghiên cứu chiết tách và ứng dụng axit Hydroxycitric trong cây bứa” của PGS.TS Đào Hùng Cường, Chủ nhiệm Khoa Hoá, ĐH Sư phạm Đà Nẵng.

Nghiên cứu mở ra hướng đi mới để đưa cây bứa vào ứng dụng trong công nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng.

Việc chiết tách axit hydroxycitric từ một vài loài bứa và tính chất sinh học của nó đã gây chú ý đối với các nhà hoá sinh, các bác sĩ chuyên khoa sức khoẻ từ nhiều năm nay. 

Sau 2 năm nghiên cứu, tiến sĩ Cường đã xây dựng thành công qui trình chiết tách axit hydroxycitric trong lá và vỏ quả bứa. 

Sau khâu chiết tách, tiến sĩ Cường thử nghiệm sản phẩm với mẫu mì tôm. Kết quả cho thấy, thành phần và cấu trúc của axit hydroxycitric không thay đổi khi chế biến tinh chất được chiết ra với mì tôm nên hoàn toàn đảm bảo an toàn khi sử dụng trong thực phẩm.

Cây bứa có thể chữa nhiều bệnh như thấp khớp, đau đường ruột, đau tai, giun sán và bệnh trĩ, lỵ, khối u, đau tim... 

Ngoài ra, quả cây này cũng được dùng làm thuốc nhuộm với nhôm trong nhuộm tơ lụa, hoặc thuốc thú y để chữa bệnh ở mồm gia súc. 

Quả bứa chín được bày bán nhiều tại các chợ miền Trung và Nam Bộ vào thời gian tháng 6 – 8 âm lịch, giá từ 50 – 70 ngàn đồng/kg.

Công trình “Nghiên cứu chiết tách và ứng dụng axit Hydroxycitric trong cây bứa” là đề tài KHCN trọng điểm cấp Bộ GD-ĐT, vừa được Hội đồng Khoa học ĐH Đà Nẵng đánh giá hoàn thành nhiệm vụ. (Theo Báo đất Việt).

Một số bài thuốc từ cây bứa

1.Loét dạ dày, loét tá tràng : Liều dùng vỏ 20-30g dạng thuốc sắc.

2.Viêm dạ dày ruột, kém tiêu hoá:Vỏ cây Bứa sắc cô đặc lấy 50%; hàng ngày uống 30ml. 

3.Viêm miệng, bệnh cặn răng: dùng ngoài giã vỏ tươi đắp.

4.Ho ra máu: Liều dùng 20-30g vỏ, dạng thuốc sắc.

5-Dùng ngoài trị bỏng, mụn nhọt, sâu quảng, eczema, dị ứng mẩn ngứa, rút các vết đạn đâm vào thịt: dùng ngoài giã vỏ tươi đắp. 

6-Nhựa bứa dùng trị bỏng: Nhựa Bứa pha dầu làm thành cao lỏng, bôi ngày 1-2 lần.

 

 

Tin cùng chuyên mục