Hầu hết các bộ phận của cây dâu tằm đều có vị thuốc quý, kể cả những thứ bám vào cây dâu (như tầm gửi, tổ bọ ngựa, sâu dâu...). Công dụng làm thuốc từ các bộ phận của cây dâu từng được các thầy thuốc, nhà văn trong lịch sử đánh giá cao.
CÂY DÂU TẰM
1. Tên gọi khác: Dâu ta, Dâu trắng, Dâu cang, Tang 2. Tên tiếng Anh: White mulberry 3. Tên khoa học: Morus alba L. Phân loại khoa học Scientific classification Bộ (ordo): Rosales Họ (familia): Moraceae Chi (genus): Morus Loài (species): Morus alba 4. Phân bố Ở Việt Nam, tại Miền Bắc, dâu được trồng nhiều ở vùng bãi sông: sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình. Ở Miền Nam, dâu được trồng nhiều ở tỉnh Lâm Đồng và được mọc hoang hoặc trồng rải rác ở Đồng bằng sông cửu long như Cà Mau, Sóc Trăng và Kiên Giang. Trong nhà dân, bà con thường trồng một vài cây dâu vừa hàng rào vừa làm thuốc nam. Một số người cho rằng cây dâu có tác dụng kị tà. 5. Mô tả Dâu tằm là một loài cây gỗ từ nhỏ đến nhỡ, lớn nhanh, có thể cao tới 15-20 m. Thông thường nó sống từ 8-12 năm, nhưng nếu đất tốt và chăm sóc tốt thì tuổi thọ tới 50 năm. + Thân: Cây gỗ nhỏ, cao khoảng 3 m. Cành mềm, lúc non có lông, sau nhẵn và có màu xám trắng, chồi nách nhỏ màu nâu vàng. Vỏ thân có nốt sần, có mủ trắng như sữa. + Rễ: Rễ ăn sâu và rộng 2-3 m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10-30 cm và rộng theo tán cây. + Lá: Lá mọc so le, hình bầu dục, hình tim hoặc hình trứng rộng, có mũi nhọn ở đầu, phiến mỏng, mềm, dài 5-10 (15) cm, rộng 4-8 (10) cm, mép có răng cưa đều, phiến nguyên hay đôi khi chia 3-5 thùy trên các nhánh còn non, 3 gân ở gốc, các gân bên đạt tới chiều dài của phiến, đôi gân bên tận cùng ở ½ chiều dài phiến lá. Mặt trên của lá màu lục sẫm hay lục xám, mặt dưới màu lục nhạt hơn, nổi rõ các gân lớn chạy từ cuống lá và nhiều gân nhỏ hình mạng lưới, có lông tơ mịn rải rác trên gân lá. Cuống dài 2-4 cm, mảnh, có lông thưa. Lá hàng năm rụng vào mùa đông. Lá kèm còn non hình tam giác nhọn, khi già xoắn lại thành hình dải đầu nhọn. + Hoa: Hoa đơn tính, vô cánh, cùng gốc hay khác gốc. Cụm hoa đực là chùm hoặc gié, dài 1,5-2 cm. Các hoa cái hợp thành đuôi sóc dài 1-1,5 cm. Hoa đực có cuống ngắn; 4 lá đài tù, có lông thưa; 4 nhị đối diện với các lá đài, dài gấp đôi lá đài, chỉ nhị mảnh, cong trong nụ; bao phấn 2 ô, hình gần cầu, màu vàng nhạt, nứt dọc, hướng trong. Hạt phấn hình bầu dục, 2 đầu nhọn, nhiều rãnh, kích thước 22,5-17,5×15-17,5 µm. Hoa cái có 4 lá đài, bầu 1 ô, 1noãn, đính nóc. + Quả: Quả bế được bao bọc trong các lá đài đồng trưởng và mọng nước, tụ họp thành quả phức hình trụ, khi chưa chín màu trắng xanh, khi chín màu đỏ hồng, dài 1-2 cm, đường kính 7-10 mm, cuống quả dài 1-1,5 mm. Vị hơi chua và ngọt. Quả dâu khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Qủa dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, nấu rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… đều tốt, được mọi người ưa chuộng. Cây dâu tằm là cây ưa ánh sáng, thích hợp 25-32 °C, trên 40 °C hoặc dưới 12 °C hạn chế sinh trưởng. Cần đất tơi xốp, giữ ẩm, giữ nhiệt, tầng canh tác dầy, đất không quá chua hoặc quá mặn, mực nước ngầm thấp. Các dinh dưỡng cần thiết: Đạm (N), Lân (P2O5), Kali (K2O), Canxi (Ca). Tùy theo điều kiện thời tiết trong năm mà quá trình sinh trưởng phát dục trải qua 2 thời kỳ: thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng (khi gặp điều kiện thuận lợi) và thời kỳ ngủ đông (khi nhiệt độ thấp cây ngừng sinh trưởng). Cây ưa ẩm và sáng, thường được trồng trên diện tích lớn ở bãi sông, đất bằng, cao nguyên. Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 5-7. 6. Thành phần hóa học Lá chứa các thành phần bay hơi như tinh dầu (0,0035%), các thành phần không bay hơi gồm protein, carbohydrat, flavonoid, coumarin, vitamin… Các flavonoid: rutin, quercetin, moracetin (quercetin-3-triglucosid), quercitrin (quercetin 3- rhamnosid), isoquercitrin (quercetin-3- glucosid). Các dẫn chất coumarin: umbeliferon, scopoletin, scopolin. Các vitamin B, C, D, caroten. Các sterol: β-sitosterol, campesterol, β-sitosterol glycosid, β- ecdyson và inokosterol. Các acid hữu cơ: oxalic, malic, tartric, citric, fumaric, palmitic và ester ethyl palmitat. Vỏ rễ chứa mulberin, cyclomulberin, mulberochomen, cyclomulberochromen, mulberanol, oxydihydromorusin (morusinol), kuwanon, mulberofuran, albanol, albafuran, albafuran B, C. Ngoài ra, vỏ rễ còn chứa p-tocopherol, umberiferon, socopoletin, ethyl 2,4 - dihydrobenzoat, 5,7-dihydroxychoromon, morin (3,5,7,2’,4’- pentahydroxyfalavon) dihydromorin, dihydrokaemferol, acid betulenic, 2,4,4’,6-tetrahydroxybenzophenol (R=H), macrulin (2,3’,4,4’,6-pentahydroxybenzophenol (R=OH), sitosterol, resinotanol, moran A (glucoprotein). Công dụng Hầu hết các bộ phận của cây dâu tằm đều có vị thuốc quý, kể cả những thứ bám vào cây dâu (như tầm gửi, tổ bọ ngựa, sâu dâu...). Công dụng làm thuốc từ các bộ phận của cây dâu từng được các thầy thuốc, nhà văn trong lịch sử đánh giá cao. Trong quá trình trồng dâu nuôi tằm, các vị lương y ngày xưa đã phát hiện ra cây dâu cho tới 7 vị thuốc quý để chữa bệnh cho người, đó là: 1. Lá cây dâu tằm (Đông y gọi là Tang diệp) Lá dâu vị đắng ngọt, tính hàn, có công hiệu mát gan sáng mắt, thư phong tán nhiệt, lợi ngũ tạng, thông khớp xương, làm mượt tóc, dưỡng tân dịch, dùng chữa cảm sốt, ho, đau đầu, chóng mặt, đau sưng họng, mắt đau sưng đỏ, xuất huyết do chấn thương, rết cắn, chân phù… Trong Đông y, lá dâu có một phạm vi ứng dụng lâm sàng rộng rãi. Người Trung Quốc đã sử dụng lá dâu tằm trong các bài thuốc Đông y từ rất lâu, trước khi y học có được bảng phân thích thành phần. Lá dâu tằm hãm lấy nước uống để chống mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, suy giảm miễn dịch, hỗ trợ hạ đường huyết. Riêng trong các nghiên cứu sau này thì trong trái dâu tằm có những thành phần rất đáng kinh ngạc, trong đó là resvératrol (một polyphénol có tác dụng như một loại kháng sinh), cùng với các vitamin C, K và một số các vi lượng có tính năng phòng chống các bệnh tim mạch, chống gốc tự do gây ô xy hóa, cao huyết áp và cholesterol. Dâu tằm còn chứa nhiều sắt, rất tốt cho những người thiếu máu do sắt và phụ nữ mang thai. Lưu ý: khi sử dụng dâu tằm dưới dạng thuốc, cần tham khảo ý kiến chuyên gia để đạt kết quả tốt nhất. Một số thực nghiệm lâm sàng cho thấy ăn lá dâu hằng ngày (canh lá dâu, canh hến lá dâu hoặc xào với trứng) hoặc nước hãm lá dâu có khả năng ổn định huyết áp, nhịp tim, đường huyết, làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ ở nhóm người tăng huyết áp và biến chứng ở người tiểu đường. Trong Đông y lá cây dâu tằm có thể dùng tươi (có hiệu quả tốt hơn) hoặc sấy khô nghiền thành bột (tác dụng kém hơn). Bột lá màu lục xám, không mùi, không vị đặc biệt. Thành phần gồm: mảnh biểu bì trên và biểu bì dưới tế bào hình đa giác, vách mỏng, chứa bào thạch; mảnh biểu bì dưới có lỗ khí kiểu hỗn bào; lông che chở đơn bào đầu thuôn nhọn, kích thước to nhỏ không đều; bào thạch có vân hoặc u lồi, thuôn dài; mảnh gân giữa mang lông che chở và lông tiết; mảnh biểu bì gân lá, tế bào hình chữ nhật, bên trong có tinh thể calci oxalat cầu gai và hình khối; mảnh mạch vạch, mạch mạng; mảnh mô giậu. Tác dụng chữa bệnh: lá dâu (tang diệp) có tác dụng hạ sốt, chữa cảm mạo, hạ huyết áp, làm sáng mắt, chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, chứng thổ huyết, làm lành vết thương. 2. Cành cây dâu tằm (Đông y gọi là Tang chi) Cành dâu vị đắng tính bình, có tác dụng trừ phong, thông kinh lạc, lợi tiểu tiện, dùng chữa các bệnh ho hen do phế nhiệt, phù chân, khó tiêu tiện. Những năm gần đây còn dùng chữa cao huyết áp, đái tháo đường… Có tác dụng: chữa phong thấp, đau lưng nhức mỏi, đau khớp xương. Có người còn dùng cành dâu nhỏ, cắt khúc, lấy dây chỉ xâu thành cái vòng để đeo vào cổ tay em bé. Người ta cho rằng làm như vậy là để em bé sẽ đỡ khóc đêm, đỡ bị giật mình khi ngủ. 3.Vỏ, rễ cây dâu tằm (Đông y gọi là Tang bạch bì) Dùng để trị các chứng bệnh ho khan, ho ra máu, chữa phù thũng, chữa cao huyết áp. Trong Đông y vỏ rể cây dâu tằm có thể dùng tươi (hiệu quả hơn) hoặc sấy khô, tán bột (ít hiệu quả). Vỏ, rể tươi: Mảnh vỏ rễ đã cạo lớp bần có hình ống, hình máng hai mép cuốn lại hoặc mảnh dẹt phẳng, hoặc quăn queo, dài rộng khác khau, dày 1-4 mm; mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, tương đối nhẵn, đôi chỗ còn sót lại mảnh bần màu vàng hoặc màu vàng nâu; mặt trong màu vàng nhạt hay vàng xám, có nếp nhăn dọc nhỏ. Chất nhẹ và dai, có sợi chắc, khó bẻ, nhưng dễ tước dọc thành dải nhỏ. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt. Thu hoạch vỏ rể vào cuối mùa thu, khi lá rụng, đến đầu mùa xuân, trước khi cây nảy mầm, đào lấy rễ dưới đất, cạo bỏ hết lớp vỏ ngoài thô màu nâu vàng, rửa sạch, bổ dọc, bóc lấy vỏ rễ màu trắng ngà, phơi hay sấy khô. Bột vỏ, rễ cây dâu tằm màu vàng nhạt, không có mùi đặc biệt, vị hơi chát. Thành phần gồm: nhiều sợi dài, vách dày, khoang hẹp hoặc không rõ khoang; nhiều hạt tinh bột tròn hay hình chuông, rốn hình điểm hay hình vạch, đứng riêng rẽ hay tụ họp thành đám; mảnh bần gồm tế bào đều đặn hình đa giác, vách dày; mảnh mô mềm trong chứa nhiều hạt tinh bột; tế bào mô cứng gần tròn, hình chữ nhật hoặc không đều, vách dày, có lỗ trao đổi; mảnh mạch; tinh thể calci oxalat hình khối hoặc cầu gai; mảnh bần màu vàng, tế bào hình đa giác. Công dụng trị liệu: Phế nhiệt ho suyễn, thủy thũng đầy trướng, tiểu tiện ít, cơ và da mặt, mắt phù thũng. 4. Cây tầm gửi trên cây dâu tằm (Đông y gọi là Tang kí sinh) Đây là vị thuốc đầu bảng để chữa phong thấp, nhức mỏi của Đông y. Bài “Độc hoạt kí sinh thang” trong đó Tang kí sinh là đầu vị, là bài thuốc cổ phương để chữa chứng đau nhức từ thắt lưng trở xuống, thường dùng chữa bệnh cho các cụ cao tuổi. Tang kí sinh còn là vị thuốc an thai, dùng để chữa chứng động thai, như người có thai mà đau bụng, ra huyết; hay người bị sẩy thai nhiều lần liên tiếp. (xem chi tiết ở phần các bài thuốc từ cây dâu tằm). 5. Tổ bọ ngựa làm trên cây dâu, (Đông y gọi là Tang phiêu tiêu) Theo sách cổ thì Tang phiêu tiêu có tác dụng bổ thận, cố tinh, sáp niệu. Công dụng: Dùng để chữa chứng tiểu đêm nhiều lần, di tinh, mất ngủ, đái dầm, phụ nữ bị bệnh bạch đới, khí hư… 6. Quả dâu tằm chín (Đông y gọi là Tang thâm) Quả dâu đã được sách vở từ đời Đường thừa nhận có công hiệu bổ can thận, dưỡng huyết, trừ phong, đỡ tiêu khát, lợi ngũ tạng, khớp xương, thông huyết khí, giải độc rượu, sống lâu ngày sẽ an thần, thính tai tinh mắt, kéo dài tuổi thọ. Qủa dâu thường được dùng chữa can thận hư, váng đầu mất ngủ, ù tai, mờ mắt, tiêu khát, táo bón, bệnh tràng nhạc, viêm khớp dạng thấp… Quả dâu (tang thâm) có tác dụng bổ gan, thận huyết, tiểu đường, lao hạch. Lấy quả dâu chín rửa sạch rồi đem nấu cao mềm, ngâm rượu hoặc làm mứt (khi ngâm rượu thì chỉ dùng 50 ml vào buổi tối). Để chữa thiếu máu, mất ngủ, lấy quả dâu chín ngâm với đường (hoặc mật ong), pha nước uống mỗi ngày. Uống liên tục nhiều ngày càng tốt. Nếu mất ngủ, nên uống vào buổi tối trước khi lên giường. Hái quả dâu tằm đã chín thâm, thêm vị Hà thủ ô đỏ, ngâm với rượu mà dùng, có tác dụng bổ thận và làm cho tóc chậm bạc. Y học hiện đại qua nghiên cứu đã chứng minh trong qủa dâu tằm có chứa nhiều đường glucô, glucôza, axít axêtic, chất nhu toan và các loại vitamin A, B1, B2, C… Qủa dâu được chế thành phù tang, bảo đơn, mứt dâu dùng điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, can thận âm hư, huyết hư, tân dịch thiếu, báo bón… có công hiệu bổ huyết an thần, nhuận tràng. Viên thuốc tễ tang mạt hoàn được chế từ qủa dâu, lá dâu, vừng đen có tác dụng điều trị nhất định đối với chứng bạc tóc sớm, dùng lâu ngày tóc trắng chuyển đen, tóc rụng mọc lại. Vì thế, quả dâu tằm được người ta đánh giá là vị thuốc trường thọ. 7. Sâu dâu, là loài sâu đục thân, thường nằm trong thân cây ở đoạn gốc. Bắt sâu dâu nướng cho trẻ em ăn, có tác dụng trị được bệnh đái dầm và chứng nghiến răng khi ngủ. Các bài thuốc từ cây dâu tằm I-Các bài thuốc từ lá dâu tằm 1-Chữa các bệnh về phổi, âm hư nội nhiệt, tăng huyết áp: Lá dâu tằm non hoặc bánh tẻ nấu canh hoặc nấu chung với hến, nghêu, cá diếc hoặc hãm nước uống hằng ngày có tác dụng ổn định huyết áp, đường huyết và nhịp tim. (Theo Lương y Chu Văn Tiến-SKĐS). 2-Chữa sạm da, nám má, cơ thể suy yếu, thiếu máu, tăng tuổi thọ: Lá dâu tằm và mè đen đồng lượng trộn đều (9 lần đồ, 9 lần phơi), thục địa 1kg, liên nhục 200g, tất cả tán nhỏ, trộn với mật ong hoàn viên to bằng hạt ngô, ngày uống 5g, chia làm 2 lần sáng - tối. Giúp da tươi nhuận, mịn màng. Uống lâu dài giúp gân cốt rắn chắc, khí huyết dồi dào, tăng thính lực. (Theo Lương y Chu Văn Tiến-SKĐS). 3-Chữa phong nhiệt, say nắng, âm hư nội nhiệt Lá dâu 100g, lá đậu ván 100g, lá sen tươi 100g. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút muối ăn, khuấy đều rồi uống. (Theo Lương y Chu Văn Tiến-SKĐS). 4-Chữa viêm cơ, viêm tuyến vú, mụn nhọt, vết thương lâu lành Búp dâu tằm non 1 nắm, giã nhỏ đắp vào chỗ sưng, bên ngoài lấy giấy thấm nước đắp, khi khô lại thay, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, giảm đau, thác sang sinh cơ. Để nâng cao hiệu quả điều trị có thể dùng lá trầu không nấu với nước muối loãng để rửa vết thương, lá dâu vàng, sấy khô, tán bột mịn, rắc lên miệng nhọt, miệng vết thương. (Theo Lương y Chu Văn Tiến-SKĐS). 5- Chữa giáng hỏa, lương huyết, thổ huyết, chảy máu cam Lá dâu già sao vàng hạ thổ dùng 12-20g, sắc với 100ml còn 50ml, uống ngày 2 lần. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, lương huyết, trị thổ huyết, nục huyết (chảy máu cam)… (Theo Lương y Chu Văn Tiến-SKĐS). 6-Chữa trẻ em bị sốt cao, co giật, tiểu vàng Lấy 10 lá dâu bánh tẻ to, nấu nước uống. (Theo Lương y Chu Văn Tiến-SKĐS). 7-Chữa trĩ, sa trực tràng, sa dạ con Lá dâu 16 - 18g sắc, đợi nước còn nóng ấm rửa búi trĩ, trực tràng… và đẩy lên, lấy băng băng lại, nằm nghỉ. (Theo Lương y Chu Văn Tiến-SKĐS). 8-Chữa chảy máu cam Lấy lá dâu non, vò nhẹ và vo thành cái nút, nhét vào lỗ mũi chảy máu, máu cam sẽ ngưng chảy rất nhanh. (theo Y học cổ truyền Việt Nam). 9-Chữa nôn ra máu Lấy 12-16g lá dâu và 7-9 ngọn cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao vàng hạ thổ, đổ 400/ml nước sắc còn 200/ml chia 2 lần uống trong ngày. (theo Y học cổ truyền Việt Nam). 10-Chữa trẻ em đổ mồ hôi trộm Dùng 7-9 lá dâu non, 8gam hạt sen, 6gam Hoàng kì; nấu nước, pha thêm chút đường kính, cho bé uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1/3 li cà phê nhỏ. (theo Y học cổ truyền Việt Nam). 11- Chữa bệnh rụng tóc Dùng lá dâu nấu với bồ kết để gội đầu, vừa sạch gàu vừa đỡ rụng tóc. (theo Y học cổ truyền Việt Nam). 12-Chữa cảm mạo, phong nhiệt, phế nhiệt, chóng mặt, nhức đầu hoa mắt Sau khi mới có sương (vào mùa thu), thu hái lá bánh tẻ, loại tạp chất, rửa sạch đem phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ đến khô. Ngày dùng 5-12 g, dạng thuốc sắc. (theo Bệnh viện YHDT TP HCM). 13-Chữa huyết áp cao -Lá dâu bánh tẻ một nắm nhỏ, cá diếc sống một con. Cá diếc cho vào chậu nước muối để nhả hết nhớt dãi; không mổ, để nguyên con đem luộc, gỡ lấy thịt nấu canh với lá dâu ăn. (theo Y học cổ truyền Việt Nam). 14- Chữa cảm mạo, sốt cao, cao huyết áp Lá dâu tươi: 50 gr sắc với 200 ml nước, còn 100 ml, chia uống hai lần trong ngày. (theo Y học cổ truyền Việt Nam). 15-Chữa chứng thổ huyết Lấy lá dâu tằm già sao vàng hạ thổ dùng 12 -20 gr, sắc với 100 ml nu*o*c' còn 50 ml, uống ngày 2 lần. (theo Y học cổ truyền Việt Nam). 16- Chữa trẻ con đổ mồ hôi trộm Dùng 30-40 gr lá dâu non, thái nhỏ, nấu với thịt nạc cho trẻ ăn liên tục 15 - 20 ngày. Vết thương, mụn nhọt lâu lành miệng dùng lá dâu già rửa sạch, sao thật vàng, tán mịn, rắc vào vết thương. (theo Y học cổ truyền Việt Nam). II-Các bài thuốc từ cành dâu tằm 17-Chữa phong thấp, đau lưng nhức mỏi, đau khớp xương Cành dâu 16g ; Mắc cỡ đỏ 16g ; Cỏ xước 16g ; rễ cây bưởi bung 12g; Thiên niên kiện 12g ; gốc và rễ cây lá lốt 16g. Tang kí sinh 12g. Cách dùng: đổ 600ml nước, sắc còn 300ml chia làm 2 lần uống. Chỉ cần 3-4 vị trong bài thuốc trên là đạt yêu cầu chữa bệnh. Uống mỗi ngày một thang, uống từ 7-10 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt (theo Bs. Hoàng Quốc Chính-Hội Đông y tỉnh Bình Phước). 18-Chữa đau nhứt xương khớp Cành dâu (tang chi) chặt thành từng đoạn dài 3 - 4 cm, phơi khô, sao vàng hạ thổ; Có thể dùng độc vị (chỉ có cành dâu) hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa các chứng đau nhức xương khớp (nhất là ở tay chân). (theo Y học cổ truyền Việt Nam). III-Các bài thuốc từ vỏ rể cây dâu tằm (Tang bạch bì) 19-Chữa đau nhứt xương khớp Vỏ rễ cây cắt nhỏ, sao vàng hạ thổ (tán nhỏ hay để nguyên cũng được). Liều dùng 20 gr/ngày sắc với 100 ml nước, còn 50 ml uống trong ngày. (theo Y học cổ truyền Việt Nam). 20-Chữa huyết áp cao Ngày dùng vỏ rể cây dâu tằm 6-12 g, dạng thuốc sắc. (theo Bệnh viện YHDT TP HCM). 21-Chữa phù thũng Vỏ rễ dâu tằm 16g; Vỏ quả cau 16g ; Vỏ củ gừng 8g ; Vỏ phục linh 16g ; Vỏ quýt 8g. Đây là bài Ngũ bì ẩm, một bài thuốc cổ của Đông y, chữa bệnh phù thũng rất hiệu quả. (Vỏ phục linh hay còn gọi là Phục linh bì, có bán ở các tiệm thuốc bắc). (theo Bs. Hoàng Quốc Chính-Hội Đông y tỉnh Bình Phước). 22-Chữa các chứng bệnh ho khan, ho ra máu, phù thũng, cao huyết áp Cách làm: Đào rễ dâu , bóc lấy vỏ, bỏ lõi, cạo lớp vỏ bên ngoài, ngâm nước vo gạo 24 giờ, phơi khô rồi sao vàng hạ thổ. Mỗi lần dùng từ 10-16g. Nếu bị ho lâu ngày, có thể cho thêm 10g vỏ rễ cây chanh (cũng sao vàng hạ thổ), sắc uống. (theo Bs. Hoàng Quốc Chính-Hội Đông y tỉnh Bình Phước). IV- Các bài thuốc từ cây tầm gữi trên dâu tằm (Tang ký sinh) 23-Chữa chứng đau nhứt từ thắt lứng trở xuống, dùng cho người cao tuổi Bài “Độc hoạt kí sinh thang” trong đó Tang kí sinh là đầu vị. Bài thuốc gồm có: Tang kí sinh 20g; Độc hoạt 8g; Tần giao 8g; Phòng phong 8g; Tế tân 4g; Đương quy 12g; Cam thảo 4g; Nhục quế 4g; Bạch thược 10g; Xuyên khung 8g; Ngưu tất 16g; Sinh địa 12g; Đỗ trọng bắc 12g. Bài thuốc này khá lớn, nên khi sắc, ta đổ nước ngập thuốc khoảng 3cm, sắc còn 2 chén, chia làm 3 lần uống trong ngày. Sắc lần thứ 2 đổ nước ngập thuốc 1cm. (theo Bs. Hoàng Quốc Chính-Hội Đông y tỉnh Bình Phước). 24-Chữa chứng động thai, ra huyết, sẩy thai nhiều lần Bài thuốc gồm có: Tang kí sinh 12g ; Lá ngải cứu 12g ; Cành tía tô 12g; Củ cây gai 12g. Cách dùng: đổ 600ml nước, sắc còn 200ml chia làm 2 lần uống trong ngày. (theo Bs. Hoàng Quốc Chính-Hội Đông y tỉnh Bình Phước). V-Các bài thuốc từ tổ bọ ngựa làm trên thân cây dâu tằm (Tang phiêu tiêu) 25-Chữa chứng tiểu đêm nhiều lần, di tinh, mất ngủ, đái dầm, phụ nữ bị bệnh bạch đới, khí hư… Tang phiêu tiêu nướng vàng, tán thành bột, ngày uống 5 gam. Hoặc dùng: Tang phiêu tiêu 4g; Hạt sen 16g; Yếm rùa 12g; Lá dâu non 16g; Dây lạc tiên (hơ qua lửa cho cháy hết lông) 16g. Đổ 600ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. (theo Bs. Hoàng Quốc Chính-Hội Đông y tỉnh Bình Phước). VI-Các bài thuốc từ quả dâu tằm 26-Trị mất ngủ Qủa dâu tươi 60 gam, hoặc qủa dâu khô 30 gam, sắc uống ngày 2 lần vào hai buổi sáng, chiều. (Theo Việt Nam Thư Quán). 27-Táo bón do huyết hư Qủa dâu nấu thành cao, ngày 2 lần, mỗi lần dùng 20 gam. (Theo Việt Nam Thư Quán). 28- Trị bạc tóc sớm Qủa dâu nấu thành cao, ngày 3 lần, mỗi lần 20 gam. (Theo Việt Nam Thư Quán). 29- Chữa viêm khớp Dâu qủa dâu tằm 250 gam, cành dâu 150 gam, tầm gửi cây dâu 100 gam, ngâm rượu uống. (Theo Việt Nam Thư Quán). 30-Chữa ho lâu ngày do phế hư Qủa dâu tằm 150 gam, lá dâu 100 gam, vừng đen 100 gam, giã nát, đun thành loại nước đặc sền sệt, tra 500 gam đường, nấu thành cao. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 15 gam. (Theo Việt Nam Thư Quán). 31-Chữa say rượu Qủa dâu cho vào vải trắng sạch, bóp lấy nước uống vài lần. (Theo Việt Nam Thư Quán). 32-Bổ thận và làm cho tóc chậm bạc Hái quả dâu đã chín thâm, thêm vị Hà thủ ô đỏ, ngâm với rượu mà dùng, có tác dụng bổ thận và làm cho tóc chậm bạc. (theo Bs. Hoàng Quốc Chính-Hội Đông y tỉnh Bình Phước). VII-Các bài thuốc từ sâu đục thân trên cây tằm dâu 33-Chữa bệnh đái dầm và chứng nghiến răng của trẻ em khi ngủ. Sâu dâu tằm là loài sâu đục thân, thường nằm trong thân cây ở đoạn gốc. Bắt sâu dâu nướng cho trẻ em ăn, có tác dụng trị được bệnh đái dầm và chứng nghiến răng khi ngủ. (theo Bs. Hoàng Quốc Chính-Hội Đông y tỉnh Bình Phước).
1. Tên gọi khác: Dâu ta, Dâu trắng, Dâu cang, Tang
2. Tên tiếng Anh: White mulberry
3. Tên khoa học: Morus alba L.
Phân loại khoa học
Scientific classification
Bộ (ordo):
Rosales
Họ (familia):
Moraceae
Chi (genus):
Morus
Loài (species):
Morus alba
4. Phân bố
Ở Việt Nam, tại Miền Bắc, dâu được trồng nhiều ở vùng bãi sông: sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình.
Ở Miền Nam, dâu được trồng nhiều ở tỉnh Lâm Đồng và được mọc hoang hoặc trồng rải rác ở Đồng bằng sông cửu long như Cà Mau, Sóc Trăng và Kiên Giang. Trong nhà dân, bà con thường trồng một vài cây dâu vừa hàng rào vừa làm thuốc nam. Một số người cho rằng cây dâu có tác dụng kị tà.
5. Mô tả
Dâu tằm là một loài cây gỗ từ nhỏ đến nhỡ, lớn nhanh, có thể cao tới 15-20 m. Thông thường nó sống từ 8-12 năm, nhưng nếu đất tốt và chăm sóc tốt thì tuổi thọ tới 50 năm.
+ Thân: Cây gỗ nhỏ, cao khoảng 3 m. Cành mềm, lúc non có lông, sau nhẵn và có màu xám trắng, chồi nách nhỏ màu nâu vàng. Vỏ thân có nốt sần, có mủ trắng như sữa.
+ Rễ: Rễ ăn sâu và rộng 2-3 m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10-30 cm và rộng theo tán cây.
+ Lá: Lá mọc so le, hình bầu dục, hình tim hoặc hình trứng rộng, có mũi nhọn ở đầu, phiến mỏng, mềm, dài 5-10 (15) cm, rộng 4-8 (10) cm, mép có răng cưa đều, phiến nguyên hay đôi khi chia 3-5 thùy trên các nhánh còn non, 3 gân ở gốc, các gân bên đạt tới chiều dài của phiến, đôi gân bên tận cùng ở ½ chiều dài phiến lá. Mặt trên của lá màu lục sẫm hay lục xám, mặt dưới màu lục nhạt hơn, nổi rõ các gân lớn chạy từ cuống lá và nhiều gân nhỏ hình mạng lưới, có lông tơ mịn rải rác trên gân lá. Cuống dài 2-4 cm, mảnh, có lông thưa. Lá hàng năm rụng vào mùa đông.
Lá kèm còn non hình tam giác nhọn, khi già xoắn lại thành hình dải đầu nhọn.
+ Hoa: Hoa đơn tính, vô cánh, cùng gốc hay khác gốc. Cụm hoa đực là chùm hoặc gié, dài 1,5-2 cm. Các hoa cái hợp thành đuôi sóc dài 1-1,5 cm.
Hoa đực có cuống ngắn; 4 lá đài tù, có lông thưa; 4 nhị đối diện với các lá đài, dài gấp đôi lá đài, chỉ nhị mảnh, cong trong nụ; bao phấn 2 ô, hình gần cầu, màu vàng nhạt, nứt dọc, hướng trong. Hạt phấn hình bầu dục, 2 đầu nhọn, nhiều rãnh, kích thước 22,5-17,5×15-17,5 µm.
Hoa cái có 4 lá đài, bầu 1 ô, 1noãn, đính nóc.
+ Quả: Quả bế được bao bọc trong các lá đài đồng trưởng và mọng nước, tụ họp thành quả phức hình trụ, khi chưa chín màu trắng xanh, khi chín màu đỏ hồng, dài 1-2 cm, đường kính 7-10 mm, cuống quả dài 1-1,5 mm. Vị hơi chua và ngọt.
Quả dâu khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Qủa dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, nấu rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… đều tốt, được mọi người ưa chuộng.
Cây dâu tằm là cây ưa ánh sáng, thích hợp 25-32 °C, trên 40 °C hoặc dưới 12 °C hạn chế sinh trưởng.
Cần đất tơi xốp, giữ ẩm, giữ nhiệt, tầng canh tác dầy, đất không quá chua hoặc quá mặn, mực nước ngầm thấp. Các dinh dưỡng cần thiết: Đạm (N), Lân (P2O5), Kali (K2O), Canxi (Ca).
Tùy theo điều kiện thời tiết trong năm mà quá trình sinh trưởng phát dục trải qua 2 thời kỳ: thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng (khi gặp điều kiện thuận lợi) và thời kỳ ngủ đông (khi nhiệt độ thấp cây ngừng sinh trưởng).
Cây ưa ẩm và sáng, thường được trồng trên diện tích lớn ở bãi sông, đất bằng, cao nguyên. Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 5-7.
6. Thành phần hóa học
Lá chứa các thành phần bay hơi như tinh dầu (0,0035%), các thành phần không bay hơi gồm protein, carbohydrat, flavonoid, coumarin, vitamin… Các flavonoid: rutin, quercetin, moracetin (quercetin-3-triglucosid), quercitrin (quercetin 3- rhamnosid), isoquercitrin (quercetin-3- glucosid). Các dẫn chất coumarin: umbeliferon, scopoletin, scopolin. Các vitamin B, C, D, caroten. Các sterol: β-sitosterol, campesterol, β-sitosterol glycosid, β- ecdyson và inokosterol. Các acid hữu cơ: oxalic, malic, tartric, citric, fumaric, palmitic và ester ethyl palmitat.
Vỏ rễ chứa mulberin, cyclomulberin, mulberochomen, cyclomulberochromen, mulberanol, oxydihydromorusin (morusinol), kuwanon, mulberofuran, albanol, albafuran, albafuran B, C. Ngoài ra, vỏ rễ còn chứa p-tocopherol, umberiferon, socopoletin, ethyl 2,4 - dihydrobenzoat, 5,7-dihydroxychoromon, morin (3,5,7,2’,4’- pentahydroxyfalavon) dihydromorin, dihydrokaemferol, acid betulenic, 2,4,4’,6-tetrahydroxybenzophenol (R=H), macrulin (2,3’,4,4’,6-pentahydroxybenzophenol (R=OH), sitosterol, resinotanol, moran A (glucoprotein).
Công dụng
Trong quá trình trồng dâu nuôi tằm, các vị lương y ngày xưa đã phát hiện ra cây dâu cho tới 7 vị thuốc quý để chữa bệnh cho người, đó là:
1. Lá cây dâu tằm (Đông y gọi là Tang diệp)
Lá dâu vị đắng ngọt, tính hàn, có công hiệu mát gan sáng mắt, thư phong tán nhiệt, lợi ngũ tạng, thông khớp xương, làm mượt tóc, dưỡng tân dịch, dùng chữa cảm sốt, ho, đau đầu, chóng mặt, đau sưng họng, mắt đau sưng đỏ, xuất huyết do chấn thương, rết cắn, chân phù…
Trong Đông y, lá dâu có một phạm vi ứng dụng lâm sàng rộng rãi.
Người Trung Quốc đã sử dụng lá dâu tằm trong các bài thuốc Đông y từ rất lâu, trước khi y học có được bảng phân thích thành phần. Lá dâu tằm hãm lấy nước uống để chống mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, suy giảm miễn dịch, hỗ trợ hạ đường huyết. Riêng trong các nghiên cứu sau này thì trong trái dâu tằm có những thành phần rất đáng kinh ngạc, trong đó là resvératrol (một polyphénol có tác dụng như một loại kháng sinh), cùng với các vitamin C, K và một số các vi lượng có tính năng phòng chống các bệnh tim mạch, chống gốc tự do gây ô xy hóa, cao huyết áp và cholesterol. Dâu tằm còn chứa nhiều sắt, rất tốt cho những người thiếu máu do sắt và phụ nữ mang thai. Lưu ý: khi sử dụng dâu tằm dưới dạng thuốc, cần tham khảo ý kiến chuyên gia để đạt kết quả tốt nhất.
Một số thực nghiệm lâm sàng cho thấy ăn lá dâu hằng ngày (canh lá dâu, canh hến lá dâu hoặc xào với trứng) hoặc nước hãm lá dâu có khả năng ổn định huyết áp, nhịp tim, đường huyết, làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ ở nhóm người tăng huyết áp và biến chứng ở người tiểu đường.
Trong Đông y lá cây dâu tằm có thể dùng tươi (có hiệu quả tốt hơn) hoặc sấy khô nghiền thành bột (tác dụng kém hơn).
Bột lá màu lục xám, không mùi, không vị đặc biệt. Thành phần gồm: mảnh biểu bì trên và biểu bì dưới tế bào hình đa giác, vách mỏng, chứa bào thạch; mảnh biểu bì dưới có lỗ khí kiểu hỗn bào; lông che chở đơn bào đầu thuôn nhọn, kích thước to nhỏ không đều; bào thạch có vân hoặc u lồi, thuôn dài; mảnh gân giữa mang lông che chở và lông tiết; mảnh biểu bì gân lá, tế bào hình chữ nhật, bên trong có tinh thể calci oxalat cầu gai và hình khối; mảnh mạch vạch, mạch mạng; mảnh mô giậu.
Tác dụng chữa bệnh: lá dâu (tang diệp) có tác dụng hạ sốt, chữa cảm mạo, hạ huyết áp, làm sáng mắt, chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, chứng thổ huyết, làm lành vết thương.
2. Cành cây dâu tằm (Đông y gọi là Tang chi)
Cành dâu vị đắng tính bình, có tác dụng trừ phong, thông kinh lạc, lợi tiểu tiện, dùng chữa các bệnh ho hen do phế nhiệt, phù chân, khó tiêu tiện. Những năm gần đây còn dùng chữa cao huyết áp, đái tháo đường…
Có tác dụng: chữa phong thấp, đau lưng nhức mỏi, đau khớp xương.
Có người còn dùng cành dâu nhỏ, cắt khúc, lấy dây chỉ xâu thành cái vòng để đeo vào cổ tay em bé. Người ta cho rằng làm như vậy là để em bé sẽ đỡ khóc đêm, đỡ bị giật mình khi ngủ.
3.Vỏ, rễ cây dâu tằm (Đông y gọi là Tang bạch bì)
Dùng để trị các chứng bệnh ho khan, ho ra máu, chữa phù thũng, chữa cao huyết áp. Trong Đông y vỏ rể cây dâu tằm có thể dùng tươi (hiệu quả hơn) hoặc sấy khô, tán bột (ít hiệu quả).
Vỏ, rể tươi: Mảnh vỏ rễ đã cạo lớp bần có hình ống, hình máng hai mép cuốn lại hoặc mảnh dẹt phẳng, hoặc quăn queo, dài rộng khác khau, dày 1-4 mm; mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, tương đối nhẵn, đôi chỗ còn sót lại mảnh bần màu vàng hoặc màu vàng nâu; mặt trong màu vàng nhạt hay vàng xám, có nếp nhăn dọc nhỏ. Chất nhẹ và dai, có sợi chắc, khó bẻ, nhưng dễ tước dọc thành dải nhỏ. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt.
Thu hoạch vỏ rể vào cuối mùa thu, khi lá rụng, đến đầu mùa xuân, trước khi cây nảy mầm, đào lấy rễ dưới đất, cạo bỏ hết lớp vỏ ngoài thô màu nâu vàng, rửa sạch, bổ dọc, bóc lấy vỏ rễ màu trắng ngà, phơi hay sấy khô.
Bột vỏ, rễ cây dâu tằm màu vàng nhạt, không có mùi đặc biệt, vị hơi chát. Thành phần gồm: nhiều sợi dài, vách dày, khoang hẹp hoặc không rõ khoang; nhiều hạt tinh bột tròn hay hình chuông, rốn hình điểm hay hình vạch, đứng riêng rẽ hay tụ họp thành đám; mảnh bần gồm tế bào đều đặn hình đa giác, vách dày; mảnh mô mềm trong chứa nhiều hạt tinh bột; tế bào mô cứng gần tròn, hình chữ nhật hoặc không đều, vách dày, có lỗ trao đổi; mảnh mạch; tinh thể calci oxalat hình khối hoặc cầu gai; mảnh bần màu vàng, tế bào hình đa giác.
Công dụng trị liệu: Phế nhiệt ho suyễn, thủy thũng đầy trướng, tiểu tiện ít, cơ và da mặt, mắt phù thũng.
4. Cây tầm gửi trên cây dâu tằm (Đông y gọi là Tang kí sinh)
Đây là vị thuốc đầu bảng để chữa phong thấp, nhức mỏi của Đông y. Bài “Độc hoạt kí sinh thang” trong đó Tang kí sinh là đầu vị, là bài thuốc cổ phương để chữa chứng đau nhức từ thắt lưng trở xuống, thường dùng chữa bệnh cho các cụ cao tuổi.
Tang kí sinh còn là vị thuốc an thai, dùng để chữa chứng động thai, như người có thai mà đau bụng, ra huyết; hay người bị sẩy thai nhiều lần liên tiếp. (xem chi tiết ở phần các bài thuốc từ cây dâu tằm).
5. Tổ bọ ngựa làm trên cây dâu, (Đông y gọi là Tang phiêu tiêu)
Theo sách cổ thì Tang phiêu tiêu có tác dụng bổ thận, cố tinh, sáp niệu.
Công dụng: Dùng để chữa chứng tiểu đêm nhiều lần, di tinh, mất ngủ, đái dầm, phụ nữ bị bệnh bạch đới, khí hư…
6. Quả dâu tằm chín (Đông y gọi là Tang thâm)
Quả dâu đã được sách vở từ đời Đường thừa nhận có công hiệu bổ can thận, dưỡng huyết, trừ phong, đỡ tiêu khát, lợi ngũ tạng, khớp xương, thông huyết khí, giải độc rượu, sống lâu ngày sẽ an thần, thính tai tinh mắt, kéo dài tuổi thọ. Qủa dâu thường được dùng chữa can thận hư, váng đầu mất ngủ, ù tai, mờ mắt, tiêu khát, táo bón, bệnh tràng nhạc, viêm khớp dạng thấp…
Quả dâu (tang thâm) có tác dụng bổ gan, thận huyết, tiểu đường, lao hạch. Lấy quả dâu chín rửa sạch rồi đem nấu cao mềm, ngâm rượu hoặc làm mứt (khi ngâm rượu thì chỉ dùng 50 ml vào buổi tối).
Để chữa thiếu máu, mất ngủ, lấy quả dâu chín ngâm với đường (hoặc mật ong), pha nước uống mỗi ngày. Uống liên tục nhiều ngày càng tốt. Nếu mất ngủ, nên uống vào buổi tối trước khi lên giường.
Hái quả dâu tằm đã chín thâm, thêm vị Hà thủ ô đỏ, ngâm với rượu mà dùng, có tác dụng bổ thận và làm cho tóc chậm bạc.
Y học hiện đại qua nghiên cứu đã chứng minh trong qủa dâu tằm có chứa nhiều đường glucô, glucôza, axít axêtic, chất nhu toan và các loại vitamin A, B1, B2, C… Qủa dâu được chế thành phù tang, bảo đơn, mứt dâu dùng điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, can thận âm hư, huyết hư, tân dịch thiếu, báo bón… có công hiệu bổ huyết an thần, nhuận tràng. Viên thuốc tễ tang mạt hoàn được chế từ qủa dâu, lá dâu, vừng đen có tác dụng điều trị nhất định đối với chứng bạc tóc sớm, dùng lâu ngày tóc trắng chuyển đen, tóc rụng mọc lại.
Vì thế, quả dâu tằm được người ta đánh giá là vị thuốc trường thọ.
7. Sâu dâu, là loài sâu đục thân, thường nằm trong thân cây ở đoạn gốc.
Bắt sâu dâu nướng cho trẻ em ăn, có tác dụng trị được bệnh đái dầm và chứng nghiến răng khi ngủ.
Các bài thuốc từ cây dâu tằm
I-Các bài thuốc từ lá dâu tằm
1-Chữa các bệnh về phổi, âm hư nội nhiệt, tăng huyết áp:
Lá dâu tằm non hoặc bánh tẻ nấu canh hoặc nấu chung với hến, nghêu, cá diếc hoặc hãm nước uống hằng ngày có tác dụng ổn định huyết áp, đường huyết và nhịp tim. (Theo Lương y Chu Văn Tiến-SKĐS).
2-Chữa sạm da, nám má, cơ thể suy yếu, thiếu máu, tăng tuổi thọ:
Lá dâu tằm và mè đen đồng lượng trộn đều (9 lần đồ, 9 lần phơi), thục địa 1kg, liên nhục 200g, tất cả tán nhỏ, trộn với mật ong hoàn viên to bằng hạt ngô, ngày uống 5g, chia làm 2 lần sáng - tối. Giúp da tươi nhuận, mịn màng.
Uống lâu dài giúp gân cốt rắn chắc, khí huyết dồi dào, tăng thính lực. (Theo Lương y Chu Văn Tiến-SKĐS).
3-Chữa phong nhiệt, say nắng, âm hư nội nhiệt
Lá dâu 100g, lá đậu ván 100g, lá sen tươi 100g. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút muối ăn, khuấy đều rồi uống. (Theo Lương y Chu Văn Tiến-SKĐS).
4-Chữa viêm cơ, viêm tuyến vú, mụn nhọt, vết thương lâu lành
Búp dâu tằm non 1 nắm, giã nhỏ đắp vào chỗ sưng, bên ngoài lấy giấy thấm nước đắp, khi khô lại thay, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, giảm đau, thác sang sinh cơ.
Để nâng cao hiệu quả điều trị có thể dùng lá trầu không nấu với nước muối loãng để rửa vết thương, lá dâu vàng, sấy khô, tán bột mịn, rắc lên miệng nhọt, miệng vết thương. (Theo Lương y Chu Văn Tiến-SKĐS).
5- Chữa giáng hỏa, lương huyết, thổ huyết, chảy máu cam
Lá dâu già sao vàng hạ thổ dùng 12-20g, sắc với 100ml còn 50ml, uống ngày 2 lần. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, lương huyết, trị thổ huyết, nục huyết (chảy máu cam)… (Theo Lương y Chu Văn Tiến-SKĐS).
6-Chữa trẻ em bị sốt cao, co giật, tiểu vàng
Lấy 10 lá dâu bánh tẻ to, nấu nước uống. (Theo Lương y Chu Văn Tiến-SKĐS).
7-Chữa trĩ, sa trực tràng, sa dạ con
Lá dâu 16 - 18g sắc, đợi nước còn nóng ấm rửa búi trĩ, trực tràng… và đẩy lên, lấy băng băng lại, nằm nghỉ. (Theo Lương y Chu Văn Tiến-SKĐS).
8-Chữa chảy máu cam
Lấy lá dâu non, vò nhẹ và vo thành cái nút, nhét vào lỗ mũi chảy máu, máu cam sẽ ngưng chảy rất nhanh. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
9-Chữa nôn ra máu
Lấy 12-16g lá dâu và 7-9 ngọn cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao vàng hạ thổ, đổ 400/ml nước sắc còn 200/ml chia 2 lần uống trong ngày. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
10-Chữa trẻ em đổ mồ hôi trộm
Dùng 7-9 lá dâu non, 8gam hạt sen, 6gam Hoàng kì; nấu nước, pha thêm chút đường kính, cho bé uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1/3 li cà phê nhỏ. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
11- Chữa bệnh rụng tóc
Dùng lá dâu nấu với bồ kết để gội đầu, vừa sạch gàu vừa đỡ rụng tóc. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
12-Chữa cảm mạo, phong nhiệt, phế nhiệt, chóng mặt, nhức đầu hoa mắt
Sau khi mới có sương (vào mùa thu), thu hái lá bánh tẻ, loại tạp chất, rửa sạch đem phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ đến khô.
Ngày dùng 5-12 g, dạng thuốc sắc. (theo Bệnh viện YHDT TP HCM).
13-Chữa huyết áp cao
-Lá dâu bánh tẻ một nắm nhỏ, cá diếc sống một con. Cá diếc cho vào chậu nước muối để nhả hết nhớt dãi; không mổ, để nguyên con đem luộc, gỡ lấy thịt nấu canh với lá dâu ăn. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
14- Chữa cảm mạo, sốt cao, cao huyết áp
Lá dâu tươi: 50 gr sắc với 200 ml nước, còn 100 ml, chia uống hai lần trong ngày. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
15-Chữa chứng thổ huyết
Lấy lá dâu tằm già sao vàng hạ thổ dùng 12 -20 gr, sắc với 100 ml nu*o*c' còn 50 ml, uống ngày 2 lần. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
16- Chữa trẻ con đổ mồ hôi trộm
Dùng 30-40 gr lá dâu non, thái nhỏ, nấu với thịt nạc cho trẻ ăn liên tục 15 - 20 ngày. Vết thương, mụn nhọt lâu lành miệng dùng lá dâu già rửa sạch, sao thật vàng, tán mịn, rắc vào vết thương. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
II-Các bài thuốc từ cành dâu tằm
17-Chữa phong thấp, đau lưng nhức mỏi, đau khớp xương
Cành dâu 16g ; Mắc cỡ đỏ 16g ; Cỏ xước 16g ; rễ cây bưởi bung 12g; Thiên niên kiện 12g ; gốc và rễ cây lá lốt 16g. Tang kí sinh 12g.
Cách dùng: đổ 600ml nước, sắc còn 300ml chia làm 2 lần uống. Chỉ cần 3-4 vị trong bài thuốc trên là đạt yêu cầu chữa bệnh. Uống mỗi ngày một thang, uống từ 7-10 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt (theo Bs. Hoàng Quốc Chính-Hội Đông y tỉnh Bình Phước).
18-Chữa đau nhứt xương khớp
Cành dâu (tang chi) chặt thành từng đoạn dài 3 - 4 cm, phơi khô, sao vàng hạ thổ; Có thể dùng độc vị (chỉ có cành dâu) hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa các chứng đau nhức xương khớp (nhất là ở tay chân). (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
III-Các bài thuốc từ vỏ rể cây dâu tằm (Tang bạch bì)
19-Chữa đau nhứt xương khớp
Vỏ rễ cây cắt nhỏ, sao vàng hạ thổ (tán nhỏ hay để nguyên cũng được). Liều dùng 20 gr/ngày sắc với 100 ml nước, còn 50 ml uống trong ngày. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
20-Chữa huyết áp cao
Ngày dùng vỏ rể cây dâu tằm 6-12 g, dạng thuốc sắc. (theo Bệnh viện YHDT TP HCM).
21-Chữa phù thũng
Vỏ rễ dâu tằm 16g; Vỏ quả cau 16g ; Vỏ củ gừng 8g ; Vỏ phục linh 16g ; Vỏ quýt 8g. Đây là bài Ngũ bì ẩm, một bài thuốc cổ của Đông y, chữa bệnh phù thũng rất hiệu quả. (Vỏ phục linh hay còn gọi là Phục linh bì, có bán ở các tiệm thuốc bắc). (theo Bs. Hoàng Quốc Chính-Hội Đông y tỉnh Bình Phước).
22-Chữa các chứng bệnh ho khan, ho ra máu, phù thũng, cao huyết áp
Cách làm: Đào rễ dâu , bóc lấy vỏ, bỏ lõi, cạo lớp vỏ bên ngoài, ngâm nước vo gạo 24 giờ, phơi khô rồi sao vàng hạ thổ. Mỗi lần dùng từ 10-16g. Nếu bị ho lâu ngày, có thể cho thêm 10g vỏ rễ cây chanh (cũng sao vàng hạ thổ), sắc uống. (theo Bs. Hoàng Quốc Chính-Hội Đông y tỉnh Bình Phước).
IV- Các bài thuốc từ cây tầm gữi trên dâu tằm (Tang ký sinh)
23-Chữa chứng đau nhứt từ thắt lứng trở xuống, dùng cho người cao tuổi
Bài “Độc hoạt kí sinh thang” trong đó Tang kí sinh là đầu vị.
Bài thuốc gồm có: Tang kí sinh 20g; Độc hoạt 8g; Tần giao 8g; Phòng phong 8g; Tế tân 4g; Đương quy 12g; Cam thảo 4g; Nhục quế 4g; Bạch thược 10g; Xuyên khung 8g; Ngưu tất 16g; Sinh địa 12g; Đỗ trọng bắc 12g.
Bài thuốc này khá lớn, nên khi sắc, ta đổ nước ngập thuốc khoảng 3cm, sắc còn 2 chén, chia làm 3 lần uống trong ngày. Sắc lần thứ 2 đổ nước ngập thuốc 1cm. (theo Bs. Hoàng Quốc Chính-Hội Đông y tỉnh Bình Phước).
24-Chữa chứng động thai, ra huyết, sẩy thai nhiều lần
Bài thuốc gồm có:
Tang kí sinh 12g ; Lá ngải cứu 12g ; Cành tía tô 12g; Củ cây gai 12g.
Cách dùng: đổ 600ml nước, sắc còn 200ml chia làm 2 lần uống trong ngày. (theo Bs. Hoàng Quốc Chính-Hội Đông y tỉnh Bình Phước).
V-Các bài thuốc từ tổ bọ ngựa làm trên thân cây dâu tằm (Tang phiêu tiêu)
25-Chữa chứng tiểu đêm nhiều lần, di tinh, mất ngủ, đái dầm, phụ nữ bị bệnh bạch đới, khí hư…
Tang phiêu tiêu nướng vàng, tán thành bột, ngày uống 5 gam.
Hoặc dùng: Tang phiêu tiêu 4g; Hạt sen 16g; Yếm rùa 12g; Lá dâu non 16g; Dây lạc tiên (hơ qua lửa cho cháy hết lông) 16g. Đổ 600ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. (theo Bs. Hoàng Quốc Chính-Hội Đông y tỉnh Bình Phước).
VI-Các bài thuốc từ quả dâu tằm
26-Trị mất ngủ
Qủa dâu tươi 60 gam, hoặc qủa dâu khô 30 gam, sắc uống ngày 2 lần vào hai buổi sáng, chiều. (Theo Việt Nam Thư Quán).
27-Táo bón do huyết hư
Qủa dâu nấu thành cao, ngày 2 lần, mỗi lần dùng 20 gam. (Theo Việt Nam Thư Quán).
28- Trị bạc tóc sớm
Qủa dâu nấu thành cao, ngày 3 lần, mỗi lần 20 gam. (Theo Việt Nam Thư Quán).
29- Chữa viêm khớp
Dâu qủa dâu tằm 250 gam, cành dâu 150 gam, tầm gửi cây dâu 100 gam, ngâm rượu uống. (Theo Việt Nam Thư Quán).
30-Chữa ho lâu ngày do phế hư
Qủa dâu tằm 150 gam, lá dâu 100 gam, vừng đen 100 gam, giã nát, đun thành loại nước đặc sền sệt, tra 500 gam đường, nấu thành cao. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 15 gam. (Theo Việt Nam Thư Quán).
31-Chữa say rượu
Qủa dâu cho vào vải trắng sạch, bóp lấy nước uống vài lần. (Theo Việt Nam Thư Quán).
32-Bổ thận và làm cho tóc chậm bạc
Hái quả dâu đã chín thâm, thêm vị Hà thủ ô đỏ, ngâm với rượu mà dùng, có tác dụng bổ thận và làm cho tóc chậm bạc. (theo Bs. Hoàng Quốc Chính-Hội Đông y tỉnh Bình Phước).
VII-Các bài thuốc từ sâu đục thân trên cây tằm dâu
33-Chữa bệnh đái dầm và chứng nghiến răng của trẻ em khi ngủ.
Sâu dâu tằm là loài sâu đục thân, thường nằm trong thân cây ở đoạn gốc. Bắt sâu dâu nướng cho trẻ em ăn, có tác dụng trị được bệnh đái dầm và chứng nghiến răng khi ngủ. (theo Bs. Hoàng Quốc Chính-Hội Đông y tỉnh Bình Phước).