Theo Đông y, Sương sáo được cho là có tính mát, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp. Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải thử.
CÂY SƯƠNG SÁO
1. Tên gọi khác: Sương xáo, Thủy cẩm, Thạch đen. 2. Tên tiếng Anh: Asian grass jelly 3. Tên khoa học: Mesona chinensis Benth. -Các loài tương cận: Mesona procumbens Hemsley Mesona palustris Phân loại khoa học Bộ (Order): Hoa môi (Lamiales) Họ (Family): Hoa môi/Bạc hà (Lamiaceae) Chi (Genus): Cỏ thạch (Mesona) Loài (Species): Mesona chinensis Chi Cỏ thạch (Mesona) là một chi thực vật thân thảo thuộc Họ Bạc hà (Lamiaceae). Cây Sương sáo (Mesona chinensis) là loài thực vật thân thảo thấp, có nhựa kết thạch trong nước được dùng để làm thức uống giải khát. Ở Trung Quốc, tiếng Quan Thoại gọi là “xiancao” (tiên thảo), người Mân cao ở Đài Loan gọi là “sian-chháu”, người Quảng Đông gọi là “leung fan cao” (lương phấn thảo). Người Việt Nam gọi là “sương sáo”. 4. Phân bố Cây sương sáo (Mesona chinensis Benth.) có nguồn gốc ở Đông và Đông Nam Châu Á, phân bố nhiều ở Đông Nam Trung Quốc, Đài Loan và khu vực Đông Nam Á. Loài này mọc mạnh trên các khu vực đất cỏ, đất cát và đất khô. Ở Việt Nam cây sương sáo mọc hoang dại ở vùng rừng núi và về sau này được trồng ở nhiều vùng đồng bằng như ở Đồng bằng sông Cửu Long và Miền Đông Nam Bộ như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ, Kiên Giang. 5. Mô tả. + Thân: Cây cao 15-50 cm (có thể đến 1 m). Ít phân nhánh, có lông thô, rậm. + Lá: Lá nguyên, mọc đối, hình trứng hoặc hình thuôn, dày. Thon, hẹp ở gốc, nhọn ở chóp, dài 3-6 cm, rộng 1-2 cm, mép lá có hình răng cưa. Cuốn lá dài 1-2 cm. + Hoa: Cụm hoa ở ngọn, khá dày đặc vào lúc hoa nở, kéo dài ra và dài tới 10-12 cm, có lá bắc màu hồng ở gốc, hoa có cuống dài, có lông; đài có lông, 3 răng ở môi trên; tràng trắng hay hồng nhạt, môi trên 3 thuỳ, môi dưới to; nhị 2, thò dài, chỉ nhị tím. + Quả: Quả bế nhẵn, thuôn, dài 0,7mm. Cây ra hoa vào mùa thu, mùa đông. 6. Thành phần hóa học Chưa thấy tài liệu về thành phần hóa học của cây sương sáo. Được biết trong thân, lá cây sương sáo có chất pectrin tạo gel, khi bột của thân, lá khô khi ngâm vào nước chất gen trương nước tạo thành một khối thạch màu đen được dùng làm thức uống giải khát. Khối thạch đen óng ánh này được người Việt Nam gọi là “sương sáo”. 7. Công dụng Theo Đông y, Sương sáo được cho là có tính mát, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp. Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải thử. Công dụng: Ở những nơi trồng, người ta dùng thân và lá Sương sán nấu thạch đen ăn cho mát. Còn được dùng làm thuốc chữa: 1. Cảm mạo do nắng; 2. Huyết áp cao; 3. Đau cơ và các khớp xương; 4. Đái đường; 5. Viêm gan cấp. Liều dùng 30-60g, dạng thuốc sắc. Đơn Thuốc trị Đái tháo đường: Sương sáo 30g, Biển súc (Rau đắng) 30g, Rung rúc 45g. Đun sôi lấy nước uống ngày một lần.
1. Tên gọi khác: Sương xáo, Thủy cẩm, Thạch đen.
2. Tên tiếng Anh: Asian grass jelly
3. Tên khoa học: Mesona chinensis Benth.
-Các loài tương cận:
Mesona procumbens Hemsley
Mesona palustris
Phân loại khoa học
Bộ (Order):
Hoa môi (Lamiales)
Họ (Family):
Hoa môi/Bạc hà (Lamiaceae)
Chi (Genus):
Cỏ thạch (Mesona)
Loài (Species):
Mesona chinensis
Chi Cỏ thạch (Mesona) là một chi thực vật thân thảo thuộc Họ Bạc hà (Lamiaceae).
Cây Sương sáo (Mesona chinensis) là loài thực vật thân thảo thấp, có nhựa kết thạch trong nước được dùng để làm thức uống giải khát.
Ở Trung Quốc, tiếng Quan Thoại gọi là “xiancao” (tiên thảo), người Mân cao ở Đài Loan gọi là “sian-chháu”, người Quảng Đông gọi là “leung fan cao” (lương phấn thảo). Người Việt Nam gọi là “sương sáo”.
4. Phân bố
Cây sương sáo (Mesona chinensis Benth.) có nguồn gốc ở Đông và Đông Nam Châu Á, phân bố nhiều ở Đông Nam Trung Quốc, Đài Loan và khu vực Đông Nam Á.
Loài này mọc mạnh trên các khu vực đất cỏ, đất cát và đất khô.
Ở Việt Nam cây sương sáo mọc hoang dại ở vùng rừng núi và về sau này được trồng ở nhiều vùng đồng bằng như ở Đồng bằng sông Cửu Long và Miền Đông Nam Bộ như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ, Kiên Giang.
5. Mô tả.
+ Thân: Cây cao 15-50 cm (có thể đến 1 m). Ít phân nhánh, có lông thô, rậm.
+ Lá: Lá nguyên, mọc đối, hình trứng hoặc hình thuôn, dày. Thon, hẹp ở gốc, nhọn ở chóp, dài 3-6 cm, rộng 1-2 cm, mép lá có hình răng cưa. Cuốn lá dài 1-2 cm.
+ Hoa: Cụm hoa ở ngọn, khá dày đặc vào lúc hoa nở, kéo dài ra và dài tới 10-12 cm, có lá bắc màu hồng ở gốc, hoa có cuống dài, có lông; đài có lông, 3 răng ở môi trên; tràng trắng hay hồng nhạt, môi trên 3 thuỳ, môi dưới to; nhị 2, thò dài, chỉ nhị tím.
+ Quả: Quả bế nhẵn, thuôn, dài 0,7mm.
Cây ra hoa vào mùa thu, mùa đông.
6. Thành phần hóa học
Chưa thấy tài liệu về thành phần hóa học của cây sương sáo.
Được biết trong thân, lá cây sương sáo có chất pectrin tạo gel, khi bột của thân, lá khô khi ngâm vào nước chất gen trương nước tạo thành một khối thạch màu đen được dùng làm thức uống giải khát.
Khối thạch đen óng ánh này được người Việt Nam gọi là “sương sáo”.
7. Công dụng
Theo Đông y, Sương sáo được cho là có tính mát, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải thử.
Công dụng: Ở những nơi trồng, người ta dùng thân và lá Sương sán nấu thạch đen ăn cho mát.
Còn được dùng làm thuốc chữa:
1. Cảm mạo do nắng;
2. Huyết áp cao;
3. Đau cơ và các khớp xương;
4. Đái đường;
5. Viêm gan cấp.
Liều dùng 30-60g, dạng thuốc sắc.
Đơn Thuốc trị Đái tháo đường:
Sương sáo 30g, Biển súc (Rau đắng) 30g, Rung rúc 45g. Đun sôi lấy nước uống ngày một lần.