CÂY CHÙM RUỘT

Cập nhật: 11h13 | 04/09/2013

Theo Les plantes médicales, rễ cây tươi và lá chùm ruột có khả năng trị bệnh scorbut (một bệnh do thiếu hụt vitamin C).

CÂY CHÙM RUỘT

1. Tên gọi khác: Cây Tầm ruột, Cây Tùm ruột.

2. Tên tiếng Anh: Otaheite gooseberry, Malay gooseberry, Tahitian gooseberry, country gooseberry, star gooseberry, West India gooseberry, simply gooseberry tree.

3. Tên khoa học: Phyllanthus acidus (L.) Skeels.

-Tên đồng nghĩa: Ph. distichus; Cicca acida ; C. disticha; Averrhoa acida.

Phân loại khoa học:

             (Theo Hệ thống APG III-2009).

 

 Giới (regnum):

Thực vật (Plantae)

Ngành (phylum):

Thực vật có hoa (Angiospermae)

Lớp (class):

Hai lá mầm thật (Eudicots)

Phân lớp (subclass):

Hoa hồng (Rosids)

Bộ (ordo):

Sơ ri (Malpighiales)

Họ (familia):

Diệp hạ Châu (Phyllanthaceae)

Tông (tribus):

Diệp hạ châu (Phyllantheae)

Phân tông (subtribus):

Flueggeinae

Chi (genus):

Diệp hạ châu (Phyllanthus)

Loài (species):

Phyllanthus acidus

Trong hệ thống Cronquist cũ thì Cây chùm ruột được đặt trong bộ Hoa hồng (Rosales). Họ Oxalidaceae (Họ Chua me đất): Họ này có 6 chi với 770 loài.

Hệ thống APG III-2009 sắp xết lại nhiều loài thuộc các Bộ, Họ khác nhau có liên quan đến di truyền phân tử để lập thành Họ Điệp hạ châu mới (Phyllanthaceae) mở rộng hơn với 8 Tông, 55-58 Chi và khoảng 2000 loài.

Trong đó Chi Diệp Hạ châu mới (Phyllanthus) là một Chi lớn nhất trong thực vật có hoa, chứa trên 1.200 loài, hay trên một nửa số loài trong họ Diệp hạ châu (quả mọc ngay dưới nách lá kép).

Do đó muốn tra cứu về cây chùm ruột (Phyllanthus acidus) nên tham khảo các tên đồng nghĩa của nó trong các hệ thống phân loại cũ hơn.

4. Phân bố

Chùm ruột, còn gọi là tầm ruột (Phyllanthus acidus) là loài cây duy nhất có quả ăn được trong họ Phyllanthaceae. Cây chùm ruột vừa được trồng làm cây cảnh vừa lấy quả.

Cây chùm ruột có nguồn gốc từ Madagascar (đảo quốc ở Ấn Độ dương). 

Chùm ruột phân bố chủ yếu ở khu vực Chấu Á nhiệt đới từ Madagascar đến Ấn Độ sang tận Đông Nam Á.

Hiện nay trên thế giới cây chùm ruột được trồng ở các nước:

Đảo Guam (tên ceremai) , Indonesia (tên ceremai hoặc cerama), Miền Nam Việt Nam (chùm ruột), Cambodia (kantuet), Thái Lan (mayom), Lào (cerme), Bắc Mã Lai (chermai), Ấn Độ (chalmeri và  harpharoi), Philippines (iba ở Tagalog và karmay ở Ilokano), Ở Mỹ được trồng tại đảo Hawaii và phía Nam của bang Florida (country gooseberry).

Ngoài ra cây chùm ruột còn được trồng ở EcuadorEl SalvadorMexico,  ColombiaVenezuelaSurinamPeru và Brazil.

Ở Việt Nam, cây chùm ruột trồng phổ biến ở miền Nam như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang… vừa làm cây cảnh trước sân, trong vườn vừa được dùng làm rau, lấy quả.

Ở Việt Nam có hai giống chùm ruột, đó là:

+ Chùm ruột ngọt (ít chua): được dùng để ăn chơi, làm mứt.

+ Chùm ruột chua: được dùng để ăn chơi, làm mứt và lấy chất chua để nấu canh.

5. Mô tả

+ Thân: Chùm ruột là loại cây thân gổ lớn, đạt chiều cao trung bình 4-6 mét, cây cao nhất có thể đạt đến 10 m. Có tán rộng và hoa màu hồng rất đẹp, thường được trồng như một loại cây cảnh ở sân nhà hay trong vườn.

Thân cây có gổ bở, nhiều cành mọc từ thân chính, cành dòn dể gãy.

Nhánh cây sần sùi vì vết sẹo của những cuống lá cũ. Ở cuối mỗi cành chính có nhiều cành nhỏ màu xanh, dài từ 15 đến 30 cm, mọc thành chùm dày đặc.

+ Rể: Rể mọc khỏe, ăn sâu và lan rộng.

+ Lá: Lá kép mọc so le, lá chét hình trứng, dài 4-5 cm, rộng 1,5-2 cm.

+ Hoa: Hoa chùm ruột màu hồng, nở từng chùm. Cây chùm ruột nở hoa vào tháng 3-5, kết quả vào tháng 6-8.

+ Quả: Hình tròn, chia thành 6 múi, màu xanh nhạt, có đường kính khoảng 2-2,5 cm. Quả mọc từng chùm theo các cành non và kể cả ở cành già hay ngay trên thân, có vỏ từ màu xanh non đến vàng nhạt và mờ đục như sáp. Hình dáng và hương vị của trái tùy thuộc vào giống.

+ Hạt: Hạt cứng, to, nằm ở trung tâm của quả. Mỗi quả chỉ có 1 hạt.

 Vị chùm ruột giòn và rất chua, do đó thường được tiêu thụ dưới dạng mứt tại Việt Nam.

6. Thành phần hóa học

-Theo Les plantes médicales thì chùm ruột có nhiều nước, vị rất chua do chứa nhiều a xít oxalic, chất nhầy, giàu pectin, glucid, khoáng chất và vitamin C .

-Quả chùm ruột chứa 0,73- 0,90% Protid, 0,6-0,76% Lipid, 5,89 -7,29% Glucid, lượng vitamin C đạt tới 40 mg %. Vỏ rễ chứa Saponin, Acide Galic và Tanin. Một số hợp chất Triterpen (Philanthol, B-Amiryn), còn nhiều Acide Phenol.

Công dụng

+Theo Đông y Việt Nam:

Các vị thuốc từ lá cây chùm ruột:

Lá chùm ruột có tính nóng, rễ độc, có tác dụng làm tan ứ huyết, tiêu độc, tiêu đờm, sát trùng, đặc biệt chống độc đối với nọc độc rắn.

Lá cây chùm ruột dùng để đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác.

Lá chùm ruột tươi giã nát cùng hồ tiêu rồi đắp vào chỗ đau chữa đau nhức.

Lá cây chùm ruột dùng để đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác.

Các vị thuốc từ quả cây chùm ruột:

Quả chùm ruột có vị chua, tính mát, có tác dụng giải nhiệt và làm se.

Quả vị chua, hơi ngọt thường được ăn sống, hoặc nấu canh cho mát. Dịch ép quả dùng để giải khát. Nước ép quả để giải nhiệt vì chứa đến 40% mg vitamin C.

Quả có tác dụng giải nhiệt, bổ gan, bổ máu. Ngoài ra, để làn da mịn màng, mỗi ngày nên ăn 200 gam trái cây này.

Quả chùm ruột chứa 0,73-0,90% Protide, 0,6-0,76% Lipide, 5,89-7,29% Glucide, lượng vitamin C đạt tới 40 mg %.

Các vị thuốc từ vỏ thân cây chùm ruột:

Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu đờm, trừ tích ở phế.

Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu độc, sát trùng, đặc biệt là chống độc đối với nọc rắn.

Tuy có nhiều tác dụng, nhưng rễ và vỏ rễ cây này rất độc. 

Cách dùng các vị thuốc từ vỏ thân cây chùm ruột bằng cách ngâm rượu.

Cách làm rượu vỏ chùm ruột như sau:

Phơi khô vỏ thân cây, tán thành bột mịn. Rượu trắng nồng độ cao, cứ 200 gr bột ngâm với 1 lít rượu để trong 10 ngày là sử dụng được.

Rượu ngâm vỏ thân cây nhỏ vào tai chữa thối tai tiêu mủ, bôi chữa ghẻ, loét, vết thương chảy máu ngoài da, ngậm chữa đau răng, đau họng.

Nước sắc vỏ cây chùm ruột (được cô lại cho đặc) và rượu rễ cây chùm ruột chữa bệnh vảy nến.

Lưu ý, cấm không được uống nước sắc cũng như rượu ngâm vỏ rễ cây chùm ruột vì rất độc. Có khả năng gây chết người, nhẹ thì cũng váng vất, nhức đầu, nặng hơn sẽ đau bụng dữ dội và xấu nhất có thể tử vong.

Ngoài ra, bột vỏ thân ngâm dấm còn chữa được bệnh trĩ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh.

Các vị thuốc từ rể cây chùm ruột:

Rễ cây chùm ruột có tính nóng, độc, có tác dụng làm tan ứ huyết, tiêu độc, tiêu đờm, sát trùng, đặc biệt chống độc đối với nọc độc rắn. Rễ và hạt có tác dụng tẩy.

Vỏ rễ chứa Saponin, Acide Galic và Tanin. Một số hợp chất Triterpen (Philanthol, B -Amiryn), còn nhiều Acide Phenol.

Rễ và vỏ rễ có độc, vì thế cần đun sôi vỏ rễ, xông hít chữa ho và nhức đầu.

Lưu ý, cấm không được uống nước sắc cũng như rượu ngâm vỏ rễ cây chùm ruột vì rất độc. Có khả năng gây chết người, nhẹ thì cũng váng vất, nhức đầu, nặng hơn sẽ đau bụng dữ dội và xấu nhất có thể tử vong.

+Theo Y học cổ truyền nước ngoài:

Ở Ấn Độ dùng là chùm ruột đâm nát đắp ngoài để điều trị đau thần kinh tọa, đau lưng và thấp khớp. 

Xi-rô từ nước ép quả chùm ruột được sử dụng để trị bịnh dạ dày, và có tác dụng bổ gan.

Lá nấu chín đắp lên mụn nhọt giúp hút mủ rất tốt.

Người ta còn nhai lá chùm ruột để xoa dịu các chứng viêm họng và miệng.

Thân cây chùm ruột được đưa vào các trị liệu dân gian do khả năng làm hạ sốt nhanh chóng.

+Theo Tây Y:

Theo Les plantes médicales, rễ cây tươi và lá chùm ruột có khả năng trị bệnh scorbut (một bệnh do thiếu hụt vitamin C).

Các nghiên cứu ở Ấn Độ cho biết trong quả chùm ruột (P. acidus) có chứa 4-hydroxybenzoic axit, axit caffeic, adenosine, kaempferol andhypogallic acid. Các chất này có tác dụng thanh lọc và bổ gan.

Chùm ruột được Tây y xác định là có tác dụng giải độc, là một trong những loại thực vật được đưa vào chương trình giải độc cơ thể, trị các bệnh về da.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây chùm ruột

Trong y học cổ truyền dân tộc, có sử dụng chùm ruột làm vị thuốc chữa bệnh:

1- Chữa đau nhức (đau lưng, chân, háng): Lá chùm ruột tươi giã nát cùng hồ tiêu, đắp vào chỗ đau.

2-Chữa suy yếu tim: Vỏ thân chùm ruột 1 phần, vỏ thân vông đồng 2 phần. Sắc lên, cô lại thành cao đặc. Khi dùng hòa vào rượu trắng, uống ngày 2 muỗng café, chia làm 2 lần.

3-Chữa lở ngứa, mề đay, ghẻ loét, vết thương ngoài da: Vỏ thân cây phơi khô, tán bột, chưng với dầu dừa, dùng để bôi

 4-Dưỡng da bạn gái và phụ nữ: Thật đơn giản, bạn muốn làn da bạn mịn màng như da em bé, hãy ăn khoảng 200 gr quả chùm ruột mỗi ngày, nhất là khi trời nắng nóng bạn nhé! 

 

 

Tin cùng chuyên mục