Sam đuôi tam giác Tachypleus tridentatus Leach Họ Đuôi kiếm - Xiphosuridae.
Sam đuôi tam giác Tachypleus tridentatus Leach
Mô tả : Cơ thể có phần đầu ngực, phần bụng và đuôi, ba phần này khớp động với nhau. Phần đầu ngực của sam của giáp lớn, giống như nửa chiếc mũ sắt, có bờ sắc, có đôi mắt đơn và đôi mắt kép. Lỗ miệng ở mặt bụng có một đôi kìm nhỏ và 5 đôi chân bò, tận cùng bằng kìm. Các đôi chân bò có gốc nhai với nhiều răng kitin sắc để nghiền mồi. Chân sam vừa là cơ quan vận chuyển, vừa là cơ quan bắt và nghiền mồi. Đôi chân cuối lớn hơn là điểm tựa khi sam đào hố để chuẩn bị đẻ trứng. Phần bụng của sam có 6 đôi phần phụ, trong số này có một đôi là nắp sinh dục trên đốt thứ 8, và năm đôi chân mang trên các đốt tiếp theo. Chân mang vừa là cơ quan hô hấp vừa là cơ quan bơi lội. Sam bơi ngửa trong nước nhờ các chân mang. Đuôi là cơ quan tự vệ, có thể xoay mọi hướng, nó có tác dụng giúp sam di chuyển nhanh và lật sấp lại khi nó bị ngã ngửa. Nơi sống và sinh thái : Sam sống ở môi trường đáy cát pha bùn vùng biển ven bờ. Vào tháng 7 - 8 sam đực và cái kéo nhau lên bãi triều để hoạt động sinh dục. Sam cái đào hố sâu 15cm rồi đẻ trứng vào đó, mỗi lần đẻ hàng trăm trứng. Tiếp đó sam đực tưới tinh dịch lên trên rồi dùng cát lấp trứng lại. Khi triều rút, cát nóng ấp trứng nở. ấu trùng của sam giống sam trưởng thành nhưng thiếu đuôi gai. Chúng lớn dần sau nhiều lần lột xác. Giới tính của sam chỉ phân biệt được sau 3 năm tuổi. Thức ăn chủ yếu của sam là động vật thân mềm, giun nhiều tơ và rong. Phân bố : Sam phân bố ở Biển Đỏ, ấn Độ dương và Thái bình dương. ở nước ta, gặp nhiều sam xuất hiện quanh năm ở Quảng Ninh, Hải Phòng đến Khánh Hoà, Bình Thuận và Thành phố Hồ Chí Minh (Cần Giờ). Còn có loài sam Tachypleus gigas Bộ phận dùng : Thịt sam hay Hậu nhục; Vỏ sam hay Hậu giáp; Hậu xác; Đuôi sam hay Hậu vĩ; Mật sam hay Hậu đảm. Thành phần : Trong máu sam có một chất có khả năng phát hiện nhanh chóng nội độc tố (endotoxin) của vi khuẩn gram âm. Từ máu sam, người ta đã chế ra nhiều chế phẩm gọi là lysate dùng để chẩn đoán các bệnh nhiễm khuẩn đường nước tiểu, bệnh nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh, bệnh lậu…Tính vị, tác dụng - Thịt sam có vị cay mặn, tính bình, có tác dụng sát trùng.- Vỏ sam vị cay hơi mặn, tính bình, có tác dụng sát trùng. · Thịt sam và trứng sam đều được nhân dân dùng làm thực phẩm, còn dùng để trị bệnh, tuy nhiên không nên ăn nhiều vì sẽ phát sinh ra ho và sinh ra ghẻ lở. · Vỏ sam đã được Tuệ Tĩnh nêu trong Nam dược thần hiệu : Hậu giáp - Mai con sam, vị cay, hơi mặn, tính hình, hơi độc, sát trùng, chữa trĩ, lở ngứa chảy nước, suyễn thở, khử tà, lậu huyết. Hải thượng Lãn ông ghi nhận trong Lĩnh nam bản thảo : Hậu giáp gọi là mai con Sam ít độc, cay bình, lại hơi mặn. Chữa trĩ, trừ lở ghẻ, sát trùng. Tà khí, huyết độc, suyển khỏi hẳn. Ngày nay, người ta dùng vỏ sam trị ho, đòn ngã tổn thương, các vết thương xuất huyết và bỏng. Có thể thiêu tồn tính tán bột và làm thuốc hoàn để uống, dùng ngoài giã bột để đắp. Sách Dược tính chỉ nam ghi là chữa được chứng ho như là phải hút lấy hơi, ho và lâu không khỏi, hay là chứng trẻ em sài đẹn, khóc đêm, lại chữa được lợn ốm không ăn cám, dùng nó mà đốt để xông hơi cho lợn là khỏi. Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam có ghi là Tuệ Tĩnh đã dùng vỏ sam chữa : - Gà lên đậu, sởi : Mai con sam 1 cái. Đốt tán bột, rau mùi một nắm. Hoà với nước xức vào da, lấy nước trộn đều cho uống, bã đắp vào chỗ đau. - Chữa rong huyết khi có thai : Mai sam nướng vàng, bẻ nhỏ tán bột uống hoặc bẻ nhỏ sức uống. Ngày dùng 4 - 6g mai sam. · Đuôi con sam dùng chữa được chứng trường phong tả huyết, chứng băng trung đới hạ hay là các bệnh của phụ nữ sau khi sinh đẻ. Dùng đuôi sam đốt tồn tính, uống với nước cơm. Có người bảo rằng trước khi uống thuốc này phải uống nước cốt của Sinh địa hoàng giã ra. · Mật sam dùng trị bệnh phong cùi và sát trùng. Người ta dùng làm thuốc tán để uống. Ghi chú : Cũng gần với sam, có con So - Carcinoscorpius rotundicauda, mà nhân dân cho là có thịt độc. Theo kinh nghiệm của ngư dân, những con sam đi lẻ (không cặp đôi) và những con bắt được ở khu vực nước lợ đều độc, không ăn thịt được. Các loại sam và so đều có máu có tác dụng trong việc chuẩn đoán huyết học lâm sàng. Nhiều nước đã nghiên cứu dùng các chế phẩm của máu sam vào mục đích này, đã tổ chức nuôi và bảo vệ nguồn lợi sam biển một cách triệt để.
Mô tả :
Cơ thể có phần đầu ngực, phần bụng và đuôi, ba phần này khớp động với nhau. Phần đầu ngực của sam của giáp lớn, giống như nửa chiếc mũ sắt, có bờ sắc, có đôi mắt đơn và đôi mắt kép. Lỗ miệng ở mặt bụng có một đôi kìm nhỏ và 5 đôi chân bò, tận cùng bằng kìm. Các đôi chân bò có gốc nhai với nhiều răng kitin sắc để nghiền mồi. Chân sam vừa là cơ quan vận chuyển, vừa là cơ quan bắt và nghiền mồi. Đôi chân cuối lớn hơn là điểm tựa khi sam đào hố để chuẩn bị đẻ trứng. Phần bụng của sam có 6 đôi phần phụ, trong số này có một đôi là nắp sinh dục trên đốt thứ 8, và năm đôi chân mang trên các đốt tiếp theo. Chân mang vừa là cơ quan hô hấp vừa là cơ quan bơi lội. Sam bơi ngửa trong nước nhờ các chân mang.
Đuôi là cơ quan tự vệ, có thể xoay mọi hướng, nó có tác dụng giúp sam di chuyển nhanh và lật sấp lại khi nó bị ngã ngửa.
Nơi sống và sinh thái :
Sam sống ở môi trường đáy cát pha bùn vùng biển ven bờ. Vào tháng 7 - 8 sam đực và cái kéo nhau lên bãi triều để hoạt động sinh dục. Sam cái đào hố sâu 15cm rồi đẻ trứng vào đó, mỗi lần đẻ hàng trăm trứng. Tiếp đó sam đực tưới tinh dịch lên trên rồi dùng cát lấp trứng lại. Khi triều rút, cát nóng ấp trứng nở. ấu trùng của sam giống sam trưởng thành nhưng thiếu đuôi gai. Chúng lớn dần sau nhiều lần lột xác. Giới tính của sam chỉ phân biệt được sau 3 năm tuổi.
Thức ăn chủ yếu của sam là động vật thân mềm, giun nhiều tơ và rong.
Phân bố : Sam phân bố ở Biển Đỏ, ấn Độ dương và Thái bình dương. ở nước ta, gặp nhiều sam xuất hiện quanh năm ở Quảng Ninh, Hải Phòng đến Khánh Hoà, Bình Thuận và Thành phố Hồ Chí Minh (Cần Giờ).
Còn có loài sam Tachypleus gigas
Bộ phận dùng :
Thịt sam hay Hậu nhục; Vỏ sam hay Hậu giáp; Hậu xác; Đuôi sam hay Hậu vĩ; Mật sam hay Hậu đảm.
Thành phần : Trong máu sam có một chất có khả năng phát hiện nhanh chóng nội độc tố (endotoxin) của vi khuẩn gram âm. Từ máu sam, người ta đã chế ra nhiều chế phẩm gọi là lysate dùng để chẩn đoán các bệnh nhiễm khuẩn đường nước tiểu, bệnh nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh, bệnh lậu…Tính vị, tác dụng
- Thịt sam có vị cay mặn, tính bình, có tác dụng sát trùng.- Vỏ sam vị cay hơi mặn, tính bình, có tác dụng sát trùng.
· Thịt sam và trứng sam đều được nhân dân dùng làm thực phẩm, còn dùng để trị bệnh, tuy nhiên không nên ăn nhiều vì sẽ phát sinh ra ho và sinh ra ghẻ lở.
· Vỏ sam đã được Tuệ Tĩnh nêu trong Nam dược thần hiệu : Hậu giáp - Mai con sam, vị cay, hơi mặn, tính hình, hơi độc, sát trùng, chữa trĩ, lở ngứa chảy nước, suyễn thở, khử tà, lậu huyết.
Hải thượng Lãn ông ghi nhận trong Lĩnh nam bản thảo :
Hậu giáp gọi là mai con Sam
ít độc, cay bình, lại hơi mặn.
Chữa trĩ, trừ lở ghẻ, sát trùng.
Tà khí, huyết độc, suyển khỏi hẳn.
Ngày nay, người ta dùng vỏ sam trị ho, đòn ngã tổn thương, các vết thương xuất huyết và bỏng. Có thể thiêu tồn tính tán bột và làm thuốc hoàn để uống, dùng ngoài giã bột để đắp.
Sách Dược tính chỉ nam ghi là chữa được chứng ho như là phải hút lấy hơi, ho và lâu không khỏi, hay là chứng trẻ em sài đẹn, khóc đêm, lại chữa được lợn ốm không ăn cám, dùng nó mà đốt để xông hơi cho lợn là khỏi.
Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam có ghi là Tuệ Tĩnh đã dùng vỏ sam chữa :
- Gà lên đậu, sởi : Mai con sam 1 cái. Đốt tán bột, rau mùi một nắm. Hoà với nước xức vào da, lấy nước trộn đều cho uống, bã đắp vào chỗ đau.
- Chữa rong huyết khi có thai : Mai sam nướng vàng, bẻ nhỏ tán bột uống hoặc bẻ nhỏ sức uống. Ngày dùng 4 - 6g mai sam.
· Đuôi con sam dùng chữa được chứng trường phong tả huyết, chứng băng trung đới hạ hay là các bệnh của phụ nữ sau khi sinh đẻ. Dùng đuôi sam đốt tồn tính, uống với nước cơm. Có người bảo rằng trước khi uống thuốc này phải uống nước cốt của Sinh địa hoàng giã ra.
· Mật sam dùng trị bệnh phong cùi và sát trùng. Người ta dùng làm thuốc tán để uống.
Ghi chú : Cũng gần với sam, có con So - Carcinoscorpius rotundicauda, mà nhân dân cho là có thịt độc. Theo kinh nghiệm của ngư dân, những con sam đi lẻ (không cặp đôi) và những con bắt được ở khu vực nước lợ đều độc, không ăn thịt được.
Các loại sam và so đều có máu có tác dụng trong việc chuẩn đoán huyết học lâm sàng. Nhiều nước đã nghiên cứu dùng các chế phẩm của máu sam vào mục đích này, đã tổ chức nuôi và bảo vệ nguồn lợi sam biển một cách triệt để.