Theo Y học cổ truyền Việt Nam, lá Mơ lông vị chua, tính bình, có công năng trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng thường được dùng để chữa các chứng phong thấp (đau khớp)
LÁ MƠ
1. Tên gọi khác: Mơ lông, Mơ tam thể, Mơ lá tròn, Lá thúi địt. 2. Tên tiếng Anh: Skunkvine; Stinkvine; or Chinese Fever Vine 3. Tên khoa học: Paederia foetida L. -Tên đồng nghĩa: P. magnifica ; P. scandens ; P. tomentosa ;Gentiana scandens. Phân loại khoa học Bộ (Order): Gentianales Họ (Family): Thiên thảo (Rubiaceae) Chi (Genus): Paederia Loài (Species): Paederia foetida 4. Phân bố Cây lá mơ (Paederia foetida ) là loài thực vật dây leo thân thảo có nguồn gốc ở Châu Á Nhiệt đới và ôn đới. Từ đó nó lan rộng ra các nơi khác bao gồm các quần đảo như Mascarenes (ở Ấn Độ Dương), Melanesia, Polynesia, và Quần đảo Hawaii (ở Thái Bình Dương). Hiện nay cây lá mơ (P. Foetida) mọc hoang và được trồng ở các nước Bangladesh, miền nam Bhutan, Campuchia, Đài Loan và Trung Quốc ( Hồng Kông và Ma Cao, và ở các tỉnh phía Bắc của Tây Bengal, và đảo Andaman và Nicobar, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Ở miền nam, hầu hết các tỉnh như Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu... 5. Mô tả Cây lá mơ là loài thực vật thân dây leo có sức phát triển rất mạnh. + Thân: Thân dây leo dài từ 5-10 mét. Sống nhiều năm, dài 3-5m, có mùi hôi thối, thân lá không có lông. + Rễ: Rễ chùm ăn sâu, rễ đốt mọc trên trụ bám. + Lá: Lá có cuống mảnh, dài 1-2 cm. Lá mọc cách, phiến lá hình bầu dục hay hình tim (5-10 x 10-15 cm), nhọn ở chóp, tròn ở gốc, mặt trên nhẵn không lông, mặt dưới thường có nhiều lông dày hoặc không lông ; lá kèm 2-3mm. + Hoa: Hoa màu tím nhạt, không cuống, mọc thành thùy dài đến 35cm ở nách lá hay ở ngọn. Chùy hoa ở nách và ở ngọn. Hoa có đài nhỏ, ống tràng to màu tím và có lông mịn ở ngoài; cánh hoa nhẵn, màu vàng ngà, miệng hoa đỏ có lông mịn; nhị 5, không thò ra. + Quả: Quả hạch gần hình tròn, hơi dẹt, có vỏ quả mỏng màu vàng, 2 nhân dẹp, có cánh rộng màu nâu đen. + Hạt: Mỗi quả có hai hạt dẹp màu đen. Cây ra hoa tháng 7-11, có quả từ tháng 8 đến tháng giêng năm sau. 6. Thành phần hóa học Cây chứa một tinh dầu rất hăng mùi của bisulfur carbon và alcaloid và paederin. Mùi thối là do methyl mercaptan. Toàn dây khi vò ra có mùi rất thối. 7. Công dụng của cây lá mơ + Theo Đông y Theo Y học cổ truyền Việt Nam, lá Mơ lông vị chua, tính bình, có công năng trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng thường được dùng để chữa các chứng phong thấp (đau khớp), phúc thống (đau bụng), lỵ tật (kiết lỵ), phù thũng, thực tích (đầy bụng, chậm tiêu), cam tích (trẻ em suy dinh dưỡng), can tỳ thũng đại (gan, lách to), trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), bối ung (mụn nhọt mọc ở lưng), bạch đới (khí hư), thương tổn do trật đả... Ở Nam Á, trong khu vực nói ngôn ngữ Bengali, lá mơ được dùng làm thuốc nhuận tràng hoặc điều chỉnh chức năng ruột. Ở Bangladesh, lá mơ sử dụng đề trị tiêu chảy. Lá giả nhuyễn dùng đắp để làm giảm chướng bụng và đầy hơi. Rễ và vỏ cây được sử dụng làn chất chống nôn và trị bệnh gan. Quả được dùng làm thuốc trị đau răng. Trên lâm sàng, các nhà y học Trung Quốc đã nghiên cứu dùng Mơ lông điều trị các chứng đau do viêm loét dạ dày, co thắt đường mật, chấn thương và đau sau phẫu thuật, chữa viêm da thần kinh, viêm tuỷ và dị ứng dạng nổi cục đạt kết quả tốt. Các sách thuốc cổ như Cương mục thập dị, Lý thị thảo bí, Bản thảo cầu nguyên, Thảo mộc tiện phương, Trọng sàng thảo dược... đều có bàn đến Mơ lông với những phương thuốc khá độc đáo. + Theo ghiên cứu của Tây y Antidiarrheal: Nghiên cứu cho thấy dây mơ (P. Foetida) có tác dụng làm giảm tác động tiêu cực của thuốc tân dược điều trị tiêu chảy magnesium sulfate gây ra, Các bác sĩ người Mỹ khuyên dùng phối hợp nước trích từ lá mơ giả nát uống chung với thuốc trị bệnh tiêu chảy magnesium sulfate sẽ nâng cao hiệu quả điều trị. Chống viêm: Nghiên cứu của các phần butanol của chiết xuất methanol của lá mơ đã khử chất béo cho thấy sự ức chế đáng kể của sự hình thành mô hạt hạch ở chuột , làm giảm hoạt động men gan aspartate transaminase. Tây y đang nghiên cứu thuốc chống viêm ethnomedical phân lập từ lá mơ. Chống co thắt: ethanol chiết xuất có hoạt động chống co thắt hồi tràng chuột lang được cô lập để tiếp tục nghiên cứu. Anthelmintic-Chống giun sán: Nước ép từ lá mơ cho thấy hiệu ứng mạnh anthelmintic chống lại giun sán bò-Strongyloides spp, Trichostrongylus và Haemonchus spp . Antitussive- Hoạt động: Nghiên cứu cho thấy chiết xuất ethanol của là mơ (P Foetida) có tác dụng giảm cơn ho, giảm cường độ và tần số ho. Hiệu quả là ít hơn codeine nhưng tương tự như dropropizine không gây nghiện. Hiệu quả có thể được liên quan đến hoạt động kháng viêm của nó đã chứng minh. Hoạt động chống oxy hóa: Nghiên cứu cho thấy rằng dây lá mơ (P. Foetida) có hoạt động chống oxy hóa cao, với các lá tươi có phenolic cao hơn và hoạt động chống oxy hóa tốt hơn so với các mẫu khô. Lá mơ là một nguồn quan trọng của các hợp chất chống oxy hóa tự nhiên. Hoạt động chống ung thư: Nghiên cứu cho thấy chiết xuất ethanol 50% có hoạt động chống tế bào ung thư epidermoid trong mô mũi họng con người. Các bài thuốc từ dây lá mơ 1- Trị chứng đau dạ dày: Lấy khoảng 20 - 30 gr lá mơ lông rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống một lần trong ngày. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả. Trị chứng tiêu chảy do nóng: Lá mơ 16 gr, nụ sim 8 gr, sắc với 500 ml nước còn 200 ml, chia uống hai lần trong ngày. (Theo DS Mỹ Nữ - NN Việt Nam). 2- Trị chứng kiết lỵ: Nếu bị lỵ mới phát thì lấy một nắm lá mơ, một nắm lá phèn đen rửa sạch, nhúng qua nước sôi, vảy khô, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, ngày 2 - 3 lần. Nếu chữa lỵ lâu ngày, lấy một nắm lá mơ tươi lau bằng khăn sạch thái nhỏ, đập một quả trứng gà trộn đều, bọc lá chuối nướng chín, hoặc cho vào chén đưa vào nồi hấp, không cho gia vị. Ăn ngày ba lần, ăn liên tục vài ngày là khỏi. Hoặc lá mơ lông 20 gr, cỏ phượng vĩ 20 gr, hạt cau 25 gr, cỏ sữa lá nhỏ 100 gr, rau sam 100 gr. Sắc uống ngày một thang, chia ba lần. (Theo DS Mỹ Nữ - NN Việt Nam). 3- Trị chứng bí tiểu tiện: Nếu bị sỏi thận gây bí tiểu thì lấy rau mơ sắc uống ngày vài lần, cho kết quả tốt. (Theo DS Mỹ Nữ - NN Việt Nam). 4- Trị giun: Nếu bị giun kim, giun đũa thì lấy 50 lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, cho ít muối uống vào buổi sáng lúc đói rất hiệu nghiệm. Ngoài ra có thể lấy 30g lá rau mơ tươi (cả lá và ngọn) rửa sạch, cho thêm 50ml nước sôi để nguội, thụt vào hậu môn trước khi đi ngủ sẽ trị được giun kim. Ngoài ra, lá mơ lông được ăn như một loại rau để ăn kèm, cuốn với các loại thịt, cá rất ngon và tốt cho đường tiêu hóa, giảm đau đại tràng. (Theo DS Mỹ Nữ - NN Việt Nam). 5- Chữa bệnh lỵ: Dùng lá tươi thái nhỏ, trộn với lòng đỏ trứng gà (có khi cả với lòng trắng), bọc lá Chuối đem hấp, nướng hoặc rán khô (không dùng mỡ) ăn làm hai lần trong ngày, liên tiếp 2-3 ngày, mỗi ngày dùng 20-30g để chữa lỵ trực trùng. Có thể dùng lá khô sắc uống chữa các bệnh khác (ăn không tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột, ho). (theo Thầy thuốc của bạn). 6- Kích thích tạo sữa: Kinh nghiệm dân gian dùng lá Mơ nhồi với bột gạo nếp, cho ít nước xào nóng, đắp lên hai vú sau một giờ để có sữa cho con bú. Bột dây Mơ cho thêm phèn chua (1/10) hoà với mật ong cho sền sệt, bôi miệng đẹn trẻ em. (theo Thầy thuốc của bạn). 7- Chữa kiết lỵ giai đoạn khởi phát: Khi bị lỵ, người bệnh đi đại tiện nhiều lần, phân lẫn máu và chất nhầy. Nếu có kèm sốt thì lấy một nắm lá mơ thái nhỏ, đập một quả trứng gà, trộn đều. Bọc hỗn hợp này bằng lá chuối, đem nướng chín. Ăn ngày ba lần, liên tục vài ngày sẽ khỏi. (theo BS. Nguyễn Thị Nhân). 8- Lá mơ lông giúp "an bụng", tốt cho tiêu hóa: Nếu bị lỵ do đại tràng tích nhiệt thì lấy một nắm lá mơ và một nắm lá phèn đen rửa sạch, dội qua nước sôi để ráo, giã nát, vắt lấy nước cốt uống 2-3 lần. (theo BS. Nguyễn Thị Nhân). 9- Chữa chứng sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 - 3 ngày sẽ có kết quả. (theo BS. Nguyễn Thị Nhân). 10- Chữa chứng tiêu chảy do nóng: Khi bị tiêu chảy do nhiệt với các biểu hiện phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng quặn đau, đầy hơi, khát nước nhiều, hậu môn nóng rát, dùng 16 gr lá mơ, 8 gr nụ sim sắc với 500 ml nước lấy 200 ml. Uống trong ngày mỗi lần 100 ml. (theo BS. Nguyễn Thị Nhân). 11- Chữa đau dạ dày: Lấy 20 - 30 gr lá mơ rửa sạch, giã nát lấy nước uống mỗi ngày một lần. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả. (theo BS. Nguyễn Thị Nhân). 12- Chữa chứng bí tiểu tiện: Nếu mắc bệnh sỏi thận dẫn đến bí tiểu tiện lấy lá mơ sắc uống ngày 2 - 3 lần. (theo BS. Nguyễn Thị Nhân).
1. Tên gọi khác: Mơ lông, Mơ tam thể, Mơ lá tròn, Lá thúi địt.
2. Tên tiếng Anh: Skunkvine; Stinkvine; or Chinese Fever Vine
3. Tên khoa học: Paederia foetida L.
-Tên đồng nghĩa: P. magnifica ; P. scandens ; P. tomentosa ;Gentiana scandens.
Phân loại khoa học
Bộ (Order):
Gentianales
Họ (Family):
Thiên thảo (Rubiaceae)
Chi (Genus):
Paederia
Loài (Species):
Paederia foetida
4. Phân bố
Cây lá mơ (Paederia foetida ) là loài thực vật dây leo thân thảo có nguồn gốc ở Châu Á Nhiệt đới và ôn đới. Từ đó nó lan rộng ra các nơi khác bao gồm các quần đảo như Mascarenes (ở Ấn Độ Dương), Melanesia, Polynesia, và Quần đảo Hawaii (ở Thái Bình Dương).
Hiện nay cây lá mơ (P. Foetida) mọc hoang và được trồng ở các nước Bangladesh, miền nam Bhutan, Campuchia, Đài Loan và Trung Quốc ( Hồng Kông và Ma Cao, và ở các tỉnh phía Bắc của Tây Bengal, và đảo Andaman và Nicobar, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Ở miền nam, hầu hết các tỉnh như Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu...
5. Mô tả
Cây lá mơ là loài thực vật thân dây leo có sức phát triển rất mạnh.
+ Thân: Thân dây leo dài từ 5-10 mét. Sống nhiều năm, dài 3-5m, có mùi hôi thối, thân lá không có lông.
+ Rễ: Rễ chùm ăn sâu, rễ đốt mọc trên trụ bám.
+ Lá: Lá có cuống mảnh, dài 1-2 cm. Lá mọc cách, phiến lá hình bầu dục hay hình tim (5-10 x 10-15 cm), nhọn ở chóp, tròn ở gốc, mặt trên nhẵn không lông, mặt dưới thường có nhiều lông dày hoặc không lông ; lá kèm 2-3mm.
+ Hoa: Hoa màu tím nhạt, không cuống, mọc thành thùy dài đến 35cm ở nách lá hay ở ngọn. Chùy hoa ở nách và ở ngọn. Hoa có đài nhỏ, ống tràng to màu tím và có lông mịn ở ngoài; cánh hoa nhẵn, màu vàng ngà, miệng hoa đỏ có lông mịn; nhị 5, không thò ra.
+ Quả: Quả hạch gần hình tròn, hơi dẹt, có vỏ quả mỏng màu vàng, 2 nhân dẹp, có cánh rộng màu nâu đen.
+ Hạt: Mỗi quả có hai hạt dẹp màu đen.
Cây ra hoa tháng 7-11, có quả từ tháng 8 đến tháng giêng năm sau.
6. Thành phần hóa học
Cây chứa một tinh dầu rất hăng mùi của bisulfur carbon và alcaloid và paederin. Mùi thối là do methyl mercaptan. Toàn dây khi vò ra có mùi rất thối.
7. Công dụng của cây lá mơ
+ Theo Đông y
Theo Y học cổ truyền Việt Nam, lá Mơ lông vị chua, tính bình, có công năng trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng thường được dùng để chữa các chứng phong thấp (đau khớp), phúc thống (đau bụng), lỵ tật (kiết lỵ), phù thũng, thực tích (đầy bụng, chậm tiêu), cam tích (trẻ em suy dinh dưỡng), can tỳ thũng đại (gan, lách to), trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), bối ung (mụn nhọt mọc ở lưng), bạch đới (khí hư), thương tổn do trật đả...
Ở Nam Á, trong khu vực nói ngôn ngữ Bengali, lá mơ được dùng làm thuốc nhuận tràng hoặc điều chỉnh chức năng ruột.
Ở Bangladesh, lá mơ sử dụng đề trị tiêu chảy. Lá giả nhuyễn dùng đắp để làm giảm chướng bụng và đầy hơi. Rễ và vỏ cây được sử dụng làn chất chống nôn và trị bệnh gan. Quả được dùng làm thuốc trị đau răng.
Trên lâm sàng, các nhà y học Trung Quốc đã nghiên cứu dùng Mơ lông điều trị các chứng đau do viêm loét dạ dày, co thắt đường mật, chấn thương và đau sau phẫu thuật, chữa viêm da thần kinh, viêm tuỷ và dị ứng dạng nổi cục đạt kết quả tốt.
Các sách thuốc cổ như Cương mục thập dị, Lý thị thảo bí, Bản thảo cầu nguyên, Thảo mộc tiện phương, Trọng sàng thảo dược... đều có bàn đến Mơ lông với những phương thuốc khá độc đáo.
+ Theo ghiên cứu của Tây y
Antidiarrheal: Nghiên cứu cho thấy dây mơ (P. Foetida) có tác dụng làm giảm tác động tiêu cực của thuốc tân dược điều trị tiêu chảy magnesium sulfate gây ra, Các bác sĩ người Mỹ khuyên dùng phối hợp nước trích từ lá mơ giả nát uống chung với thuốc trị bệnh tiêu chảy magnesium sulfate sẽ nâng cao hiệu quả điều trị.
Chống viêm: Nghiên cứu của các phần butanol của chiết xuất methanol của lá mơ đã khử chất béo cho thấy sự ức chế đáng kể của sự hình thành mô hạt hạch ở chuột , làm giảm hoạt động men gan aspartate transaminase. Tây y đang nghiên cứu thuốc chống viêm ethnomedical phân lập từ lá mơ.
Chống co thắt: ethanol chiết xuất có hoạt động chống co thắt hồi tràng chuột lang được cô lập để tiếp tục nghiên cứu.
Anthelmintic-Chống giun sán: Nước ép từ lá mơ cho thấy hiệu ứng mạnh anthelmintic chống lại giun sán bò-Strongyloides spp, Trichostrongylus và Haemonchus spp .
Antitussive- Hoạt động: Nghiên cứu cho thấy chiết xuất ethanol của là mơ (P Foetida) có tác dụng giảm cơn ho, giảm cường độ và tần số ho. Hiệu quả là ít hơn codeine nhưng tương tự như dropropizine không gây nghiện. Hiệu quả có thể được liên quan đến hoạt động kháng viêm của nó đã chứng minh.
Hoạt động chống oxy hóa: Nghiên cứu cho thấy rằng dây lá mơ (P. Foetida) có hoạt động chống oxy hóa cao, với các lá tươi có phenolic cao hơn và hoạt động chống oxy hóa tốt hơn so với các mẫu khô. Lá mơ là một nguồn quan trọng của các hợp chất chống oxy hóa tự nhiên.
Hoạt động chống ung thư: Nghiên cứu cho thấy chiết xuất ethanol 50% có hoạt động chống tế bào ung thư epidermoid trong mô mũi họng con người.
Các bài thuốc từ dây lá mơ
1- Trị chứng đau dạ dày: Lấy khoảng 20 - 30 gr lá mơ lông rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống một lần trong ngày. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả. Trị chứng tiêu chảy do nóng: Lá mơ 16 gr, nụ sim 8 gr, sắc với 500 ml nước còn 200 ml, chia uống hai lần trong ngày. (Theo DS Mỹ Nữ - NN Việt Nam).
2- Trị chứng kiết lỵ: Nếu bị lỵ mới phát thì lấy một nắm lá mơ, một nắm lá phèn đen rửa sạch, nhúng qua nước sôi, vảy khô, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, ngày 2 - 3 lần.
Nếu chữa lỵ lâu ngày, lấy một nắm lá mơ tươi lau bằng khăn sạch thái nhỏ, đập một quả trứng gà trộn đều, bọc lá chuối nướng chín, hoặc cho vào chén đưa vào nồi hấp, không cho gia vị. Ăn ngày ba lần, ăn liên tục vài ngày là khỏi.
Hoặc lá mơ lông 20 gr, cỏ phượng vĩ 20 gr, hạt cau 25 gr, cỏ sữa lá nhỏ 100 gr, rau sam 100 gr. Sắc uống ngày một thang, chia ba lần. (Theo DS Mỹ Nữ - NN Việt Nam).
3- Trị chứng bí tiểu tiện: Nếu bị sỏi thận gây bí tiểu thì lấy rau mơ sắc uống ngày vài lần, cho kết quả tốt. (Theo DS Mỹ Nữ - NN Việt Nam).
4- Trị giun: Nếu bị giun kim, giun đũa thì lấy 50 lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, cho ít muối uống vào buổi sáng lúc đói rất hiệu nghiệm. Ngoài ra có thể lấy 30g lá rau mơ tươi (cả lá và ngọn) rửa sạch, cho thêm 50ml nước sôi để nguội, thụt vào hậu môn trước khi đi ngủ sẽ trị được giun kim.
Ngoài ra, lá mơ lông được ăn như một loại rau để ăn kèm, cuốn với các loại thịt, cá rất ngon và tốt cho đường tiêu hóa, giảm đau đại tràng. (Theo DS Mỹ Nữ - NN Việt Nam).
5- Chữa bệnh lỵ: Dùng lá tươi thái nhỏ, trộn với lòng đỏ trứng gà (có khi cả với lòng trắng), bọc lá Chuối đem hấp, nướng hoặc rán khô (không dùng mỡ) ăn làm hai lần trong ngày, liên tiếp 2-3 ngày, mỗi ngày dùng 20-30g để chữa lỵ trực trùng. Có thể dùng lá khô sắc uống chữa các bệnh khác (ăn không tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột, ho). (theo Thầy thuốc của bạn).
6- Kích thích tạo sữa: Kinh nghiệm dân gian dùng lá Mơ nhồi với bột gạo nếp, cho ít nước xào nóng, đắp lên hai vú sau một giờ để có sữa cho con bú. Bột dây Mơ cho thêm phèn chua (1/10) hoà với mật ong cho sền sệt, bôi miệng đẹn trẻ em. (theo Thầy thuốc của bạn).
7- Chữa kiết lỵ giai đoạn khởi phát: Khi bị lỵ, người bệnh đi đại tiện nhiều lần, phân lẫn máu và chất nhầy. Nếu có kèm sốt thì lấy một nắm lá mơ thái nhỏ, đập một quả trứng gà, trộn đều. Bọc hỗn hợp này bằng lá chuối, đem nướng chín. Ăn ngày ba lần, liên tục vài ngày sẽ khỏi. (theo BS. Nguyễn Thị Nhân).
8- Lá mơ lông giúp "an bụng", tốt cho tiêu hóa: Nếu bị lỵ do đại tràng tích nhiệt thì lấy một nắm lá mơ và một nắm lá phèn đen rửa sạch, dội qua nước sôi để ráo, giã nát, vắt lấy nước cốt uống 2-3 lần. (theo BS. Nguyễn Thị Nhân).
9- Chữa chứng sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 - 3 ngày sẽ có kết quả. (theo BS. Nguyễn Thị Nhân).
10- Chữa chứng tiêu chảy do nóng: Khi bị tiêu chảy do nhiệt với các biểu hiện phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng quặn đau, đầy hơi, khát nước nhiều, hậu môn nóng rát, dùng 16 gr lá mơ, 8 gr nụ sim sắc với 500 ml nước lấy 200 ml. Uống trong ngày mỗi lần 100 ml. (theo BS. Nguyễn Thị Nhân).
11- Chữa đau dạ dày: Lấy 20 - 30 gr lá mơ rửa sạch, giã nát lấy nước uống mỗi ngày một lần. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả. (theo BS. Nguyễn Thị Nhân).
12- Chữa chứng bí tiểu tiện: Nếu mắc bệnh sỏi thận dẫn đến bí tiểu tiện lấy lá mơ sắc uống ngày 2 - 3 lần. (theo BS. Nguyễn Thị Nhân).