Theo Đông y, "nạc" quả chanh dây có vị chua, ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải khát, làm tăng hưng phấn, tăng cường khí lực và bổ dưỡng.
CHANH DÂY
1. Tên gọi khác: Chanh leo, Chùm bao trứng, Mắc mát 2. Tên tiếng Anh: Passion fruit (UK and US), passionfruit (Australia and New Zealand). 3. Tên khoa học: Passiflora edulis Sims, 1818 -Các loài tương cận: -Lạc tiên hoa tía (Passiflora incarnata) -Lạc tiên hoa vàng (Passiflora lutea) -Dưa gang tây (Passiflora quadrangularis). Phân loại khoa học Scientific classification Bộ (ordo): Sơ ri (Malpighiales) Họ (familia): Lạc tiên (Passifloraceae) Chi (genus): Chanh dây (Passiflora) Loài (species): Passiflora edulis Trong hệ thống Cronquist cũ thì người ta đặt Họ Lạc tiên (Passifloraceae) vào trong bộ Violales, nhưng trong các hệ thống phân loại gần đây chẳng hạn hệ thống của Angiosperm Phylogeny Group (APG) thì nó được đưa vào trong bộ Malpighiales. Theo hệ thống APG III năm 2009, Chi Chanh dây (Passiflora) thuộc Họ Lạc tiên (Passifloraceae), Bộ Sa ri (Malpighiales). Chi Chanh dây (Passiflora) có khoảng 525 loài (xem danh sách Các Species). Trong đó có các loài quan trọng là: Chanh dây (Passiflora edulis) Lạc tiên hoa tía (Passiflora incarnata) Lạc tiên hoa vàng (Passiflora lutea) Dưa gang tây (Passiflora quadrangularis). 4. Phân bố Chi Chanh dây (Passiflora) phân bố rộng ở vùng nhiệt đới thuộc Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc, nguồn gốc phát xuất của Chi này chưa được xác định. Loài chanh dây (Passiflora edulis) được xác định có nguồn gốc từ Brazil, Paraguay và miền Bắc Argentina ở Nam Mỹ. Hiện nay loài dây leo có giá trị này được trồng ở vùng nhiệt đới thuộc Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á và Châu Úc. Các nước trồng nhiều loài Chanh dây (Passiflora edulis) gồm có: Ấn Độ, Sri Lanka, New Zealand, vùng Caribe, Brazil, Colombia, Ecuador, Indonesia, Peru, Hoa Kỳ (ở California, Florida, Haiti, Hawaii), Australia, Đông Phi, Mexico, Israel và Nam Phi. Loài Chanh dây (Passiflora edulis) có nguồn gốc ở Brazil, được nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ 20, được trồng ở Lâm Đồng, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk… để lấy quả làm nước giải khát, làm cảnh và che bóng mát. Đến nay, một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang…cũng bắt đầu phát triển trồng chanh dây để lấy quả cung ứng cho nhu cầu thị trường. 5. Mô tả Chanh dây thuộc loài Dây leo đa niên, nửa gỗ, dài đến 15 m. + Thân: Thân tròn cạnh, xanh, mang tua dài và lá ở mỗi đốt. + Lá: Lá mọc xen, mang lá kèm ở mỗi đốt. Cuống lá dài 2-5 cm, mang phiến lá có 3 thùy dài, kích thước lá 10-15 x 12-25 cm, bìa phiến có răng cưa nhỏ, tròn đầu. + Hoa: Hoa đơn độc, mọc từ nách lá, đẹp, thơm, đường kính 7,5-10 cm với cuống dài 2-5 cm. Có 5 cánh hoa + 5 đài hoa trắng mọc xen nhau, bên trên là 2 lớp tràng (corona) với các sợi trắng (dài 2-3 cm), màu ửng tím ở gốc rất đẹp. Mỗi hoa mang 5 nhị đực với 5 chỉ dính nhau thành ống ở đáy và tách rời ở phần mang bao phấn. + Quả: Quả hình cầu đến bầu dục, kích thước 4-12 x 4-7 cm, màu tím sậm , tự rụng khi chín. Ngoại quả bì (vỏ trái) mõng, cứng; trung quả bì màu xanh; nội quả bì màu trắng. Trái mang rất nhiều hột có cơm mềm, phần cơm (hột) chứa nhiều acid được thu hoạch. + Hạt: Hạt màu nâu đen, bên ngoài vỏ hạt có lớp áo hạt màu trắng trong, các hạt và áo hạt tạo thành ruột chanh. Hầu hết các chất dinh dưỡng của quả chanh dây tập trung ở ruột chanh (áo hạt), còn hạt chanh hầu như không có giá trị dinh dưỡng, khi vào cơ thể hạt chanh dây không tiêu hoá được. Do vậy khi sử dụng nên tận dụng hết phần ruột chanh (áo hạt), không nên uống cả hạt. Theo thói quen, một số người uống cả hạt chanh leo và cho rằng như thế mới tốt là không có cơ sở. Có điều việc loại bỏ hạt chanh leo không dễ dàng như chanh thường mà hạt chanh leo luôn mang theo áo hạt, nếu bỏ hạt đi mà không tận dụng được hết phần áo hạt thì lại lãng phí. Do đó, khi vắt quả chanh leo nên vắt ra bát rồi khéo léo dùng thìa gạn bỏ hạt, giữ lại phần áo hạt để cho vào cốc nước, cùng với một chút ít đường, ta sẽ có cốc nước chanh leo thơm ngon, bổ dưỡng. Chanh dây sinh trưởng khoẻ, tỉ lệ phân cành nhiều, nhanh, nếu cắt tỉa thường xuyên, đúng kỹ thuật thì cây ra nhiều hoa. Chanh dây mọc thành bụi rậm ở những khu vực bỏ hoang, các bãi chăn thả không được cắt cỏ, ven đường bộ và đường sắt. Nó phát triển tốt trong các khu vực nhiều nắng. 6. Thành phần hóa học Trong dịch quả chanh dây có chứa các a-xít hữu cơ tự do: a-xít citric, a-xít aspartic và các a-xít khác có liên quan chiếm khoảng 95% tổng số các a-xít. Trong 100g "nạc" quả ăn được có chứa: protein 1,2-2,4g, glucid 8,5-10g, lipid 0,2-0,3g, các chất khoáng vi lượng: Ca 4-17mg, P 35-64mg, Fe 0,4-2,1mg, Zn, Mg…, vitamin A 700-2410IU, vitamin C 30-70mg, chất xơ 0,6-0,8g. Các a-xít amin gồm có: prolin, valin, tyrosin, treonin, glycin, leucin, arginin. Hạt có chứa nhiều dầu béo ăn được. Sau đây là kết quả phân tích phần thịt (áo hạt) quả chanh dây của Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ: Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz) Năng lượng 406 kJ (97 kcal) Carbohydrat 23.38 g Đường 11.20 g Chất xơ thực phẩm 10.4 g Chất béo 0.70 g Protein 2.20 g Vitamin A equiv. 64 μg (7%) Riboflavin (Vit. B2) 0.130 mg (9%) Niacin (Vit. B3) 1.500 mg (10%) Axit folic (Vit. B9) 14 μg (4%) Vitamin C 30.0 mg (50%) Canxi 12 mg (1%) Sắt 1.60 mg (13%) Magie 29 mg (8%) Phospho 68 mg (10%) Kali 348 mg (7%) Kẽm 0.10 mg (1%) Khối lượng và giá trị dinh dưỡng tính cho phần ăn được. Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ hàng ngày của người lớn. Nguồn: Cơ sở dữ liệu củ Bộ Nông nghiệp Mỹ-USDA 7. Công dụng + Trong Đông y Theo Đông y, "nạc" quả chanh dây có vị chua, ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải khát, làm tăng hưng phấn, tăng cường khí lực và bổ dưỡng. Ruột chanh dây (áo hạt) có tác dụng sinh tân, giải khát, khai vị, lợi tiểu, khử nóng, sát trùng. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng: Những người bị bệnh cao huyết áp và mạch vành uống nước chanh leo có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh nhờ axit citric kết hợp với canxi làm hoãn giải tình trạng máu bị đông do tích tụ tiểu cầu. Chanh leo còn có tác dụng giải cảm, hạ huyết áp, giảm béo, khỏi đau, gia tăng sự tuần hoàn của máu. Ở Brazil, "nạc" quả được dùng như một thực phẩm bổ dưỡng và kích thích. Thổ dân Nam Mỹ có kinh nghiệm dùng lá chanh dây tươi hoặc khô dùng làm trà để điều trị chứng mất ngủ, loạn, và động kinh, và cũng có giá trị làm giảm đau. Ở Trung Quốc, "nạc" quả sử dụng trong các trường hợp cơ thể suy nhược và phụ nữ bị thống kinh (đau bụng khi hành kinh). + Trong Tây y Chanh dây có tên tiếng Anh là “passion fruit” (có nghĩa: quả nồng nàn), gọi là chanh nhưng không bà con với các cây thuộc họ cam quýt (Rutaceae). Quả chanh dây mọc nhiều ở các vùng nhiệt đới, được ưa thích không chỉ vì hương thơm nồng nàn quyến rũ mà còn vì lợi ích cho sức khoẻ của nó. Quả chanh dây tươi giàu beta carotene, kali, và chất xơ. Nước ép quả chanh dây là một nguồn tốt để cung cấp acid ascorbic (vitamin C), và tốt cho những người có bệnh huyết áp cao. Một số nghiên cứu cho thấy rằng quả chanh dây có vỏ màu tím có thể giúp kiểm soát các triệu chứng hen suyễn. Trong vỏ quả chanh dây tươi và chín có chứa chất Lycopene. Liên quan đến các axit hữu cơ, giống chanh dây giàu formic, butyric, linoleic, linolenic, malic, myristic, acid oleic và palmitic như các hợp chất asphenolic tốt, và amino acid α-alanine. Este như ethyl butyrate, ethyl caproate, n-hexyl butyrate và n-hexyl caproategive các loại trái cây hương vị và mùi ngon miệng. Đường, có chủ yếu trong trái cây, đáng kể nhất d-fructose, d-glucose andraffinose. Trong số các enzyme, Passiflora được tìm thấy là phong phú trong catalase methylesterase pectin, và phenolase. Chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs) là những hóa chất ức chế hoạt động của các enzyme monoamine oxidase. Được sử dụng làm thuốc điều trị trầm cảm. Chúng đặc biệt hiệu quả trong điều trị trầm cảm không điển hình. Các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Florida (Mỹ) đã phát hiện ra rằng chiết xuất của vỏ trái chanh dây vàng có thể chống lại các tế bào ung thư nhờ vào 2 hoạt chất có nguồn gốc thực vật là carotenoids và polyphenols. Còn giáo sư Watson (cũng của trường ĐH Florida) và các cộng sự của ông thì lại chứng minh được rằng chiết xuất từ vỏ trái chanh dây tím giúp giảm được đến 75% chứng thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn và nâng cao khả năng hít thở của họ. Tuy nhiên trong Tây y cũng cảnh báo nhiều loài chanh dây có các alkaloid độc cần tiếp tục nghiên cứu, không nên lạm dụng quá nhiều thức uống từ quả chanh dây.
1. Tên gọi khác: Chanh leo, Chùm bao trứng, Mắc mát
2. Tên tiếng Anh: Passion fruit (UK and US), passionfruit (Australia and New Zealand).
3. Tên khoa học: Passiflora edulis Sims, 1818
-Các loài tương cận:
-Lạc tiên hoa tía (Passiflora incarnata)
-Lạc tiên hoa vàng (Passiflora lutea)
-Dưa gang tây (Passiflora quadrangularis).
Phân loại khoa học
Scientific classification
Bộ (ordo):
Sơ ri (Malpighiales)
Họ (familia):
Lạc tiên (Passifloraceae)
Chi (genus):
Chanh dây (Passiflora)
Loài (species):
Passiflora edulis
Trong hệ thống Cronquist cũ thì người ta đặt Họ Lạc tiên (Passifloraceae) vào trong bộ Violales, nhưng trong các hệ thống phân loại gần đây chẳng hạn hệ thống của Angiosperm Phylogeny Group (APG) thì nó được đưa vào trong bộ Malpighiales.
Theo hệ thống APG III năm 2009, Chi Chanh dây (Passiflora) thuộc Họ Lạc tiên (Passifloraceae), Bộ Sa ri (Malpighiales).
Chi Chanh dây (Passiflora) có khoảng 525 loài (xem danh sách Các Species). Trong đó có các loài quan trọng là:
Chanh dây (Passiflora edulis)
Lạc tiên hoa tía (Passiflora incarnata)
Lạc tiên hoa vàng (Passiflora lutea)
Dưa gang tây (Passiflora quadrangularis).
4. Phân bố
Chi Chanh dây (Passiflora) phân bố rộng ở vùng nhiệt đới thuộc Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc, nguồn gốc phát xuất của Chi này chưa được xác định.
Loài chanh dây (Passiflora edulis) được xác định có nguồn gốc từ Brazil, Paraguay và miền Bắc Argentina ở Nam Mỹ. Hiện nay loài dây leo có giá trị này được trồng ở vùng nhiệt đới thuộc Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á và Châu Úc.
Các nước trồng nhiều loài Chanh dây (Passiflora edulis) gồm có: Ấn Độ, Sri Lanka, New Zealand, vùng Caribe, Brazil, Colombia, Ecuador, Indonesia, Peru, Hoa Kỳ (ở California, Florida, Haiti, Hawaii), Australia, Đông Phi, Mexico, Israel và Nam Phi.
Loài Chanh dây (Passiflora edulis) có nguồn gốc ở Brazil, được nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ 20, được trồng ở Lâm Đồng, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk… để lấy quả làm nước giải khát, làm cảnh và che bóng mát.
Đến nay, một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang…cũng bắt đầu phát triển trồng chanh dây để lấy quả cung ứng cho nhu cầu thị trường.
5. Mô tả
Chanh dây thuộc loài Dây leo đa niên, nửa gỗ, dài đến 15 m.
+ Thân: Thân tròn cạnh, xanh, mang tua dài và lá ở mỗi đốt.
+ Lá: Lá mọc xen, mang lá kèm ở mỗi đốt. Cuống lá dài 2-5 cm, mang phiến lá có 3 thùy dài, kích thước lá 10-15 x 12-25 cm, bìa phiến có răng cưa nhỏ, tròn đầu.
+ Hoa: Hoa đơn độc, mọc từ nách lá, đẹp, thơm, đường kính 7,5-10 cm với cuống dài 2-5 cm. Có 5 cánh hoa + 5 đài hoa trắng mọc xen nhau, bên trên là 2 lớp tràng (corona) với các sợi trắng (dài 2-3 cm), màu ửng tím ở gốc rất đẹp.
Mỗi hoa mang 5 nhị đực với 5 chỉ dính nhau thành ống ở đáy và tách rời ở phần mang bao phấn.
+ Quả: Quả hình cầu đến bầu dục, kích thước 4-12 x 4-7 cm, màu tím sậm , tự rụng khi chín. Ngoại quả bì (vỏ trái) mõng, cứng; trung quả bì màu xanh; nội quả bì màu trắng. Trái mang rất nhiều hột có cơm mềm, phần cơm (hột) chứa nhiều acid được thu hoạch.
+ Hạt: Hạt màu nâu đen, bên ngoài vỏ hạt có lớp áo hạt màu trắng trong, các hạt và áo hạt tạo thành ruột chanh.
Hầu hết các chất dinh dưỡng của quả chanh dây tập trung ở ruột chanh (áo hạt), còn hạt chanh hầu như không có giá trị dinh dưỡng, khi vào cơ thể hạt chanh dây không tiêu hoá được. Do vậy khi sử dụng nên tận dụng hết phần ruột chanh (áo hạt), không nên uống cả hạt. Theo thói quen, một số người uống cả hạt chanh leo và cho rằng như thế mới tốt là không có cơ sở.
Có điều việc loại bỏ hạt chanh leo không dễ dàng như chanh thường mà hạt chanh leo luôn mang theo áo hạt, nếu bỏ hạt đi mà không tận dụng được hết phần áo hạt thì lại lãng phí. Do đó, khi vắt quả chanh leo nên vắt ra bát rồi khéo léo dùng thìa gạn bỏ hạt, giữ lại phần áo hạt để cho vào cốc nước, cùng với một chút ít đường, ta sẽ có cốc nước chanh leo thơm ngon, bổ dưỡng.
Chanh dây sinh trưởng khoẻ, tỉ lệ phân cành nhiều, nhanh, nếu cắt tỉa thường xuyên, đúng kỹ thuật thì cây ra nhiều hoa.
Chanh dây mọc thành bụi rậm ở những khu vực bỏ hoang, các bãi chăn thả không được cắt cỏ, ven đường bộ và đường sắt. Nó phát triển tốt trong các khu vực nhiều nắng.
6. Thành phần hóa học
Trong dịch quả chanh dây có chứa các a-xít hữu cơ tự do: a-xít citric, a-xít aspartic và các a-xít khác có liên quan chiếm khoảng 95% tổng số các a-xít. Trong 100g "nạc" quả ăn được có chứa: protein 1,2-2,4g, glucid 8,5-10g, lipid 0,2-0,3g, các chất khoáng vi lượng: Ca 4-17mg, P 35-64mg, Fe 0,4-2,1mg, Zn, Mg…, vitamin A 700-2410IU, vitamin C 30-70mg, chất xơ 0,6-0,8g.
Các a-xít amin gồm có: prolin, valin, tyrosin, treonin, glycin, leucin, arginin. Hạt có chứa nhiều dầu béo ăn được.
Sau đây là kết quả phân tích phần thịt (áo hạt) quả chanh dây của Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ:
Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz)
Năng lượng
406 kJ (97 kcal)
Carbohydrat
23.38 g
Đường
11.20 g
Chất xơ thực phẩm
10.4 g
Chất béo
0.70 g
Protein
2.20 g
Vitamin A equiv.
64 μg (7%)
Riboflavin (Vit. B2)
0.130 mg (9%)
Niacin (Vit. B3)
1.500 mg (10%)
Axit folic (Vit. B9)
14 μg (4%)
Vitamin C
30.0 mg (50%)
Canxi
12 mg (1%)
Sắt
1.60 mg (13%)
Magie
29 mg (8%)
Phospho
68 mg (10%)
Kali
348 mg (7%)
Kẽm
0.10 mg (1%)
Khối lượng và giá trị dinh dưỡng tính cho phần ăn được. Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ hàng ngày của người lớn. Nguồn: Cơ sở dữ liệu củ Bộ Nông nghiệp Mỹ-USDA
7. Công dụng
+ Trong Đông y
Ruột chanh dây (áo hạt) có tác dụng sinh tân, giải khát, khai vị, lợi tiểu, khử nóng, sát trùng. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng: Những người bị bệnh cao huyết áp và mạch vành uống nước chanh leo có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh nhờ axit citric kết hợp với canxi làm hoãn giải tình trạng máu bị đông do tích tụ tiểu cầu. Chanh leo còn có tác dụng giải cảm, hạ huyết áp, giảm béo, khỏi đau, gia tăng sự tuần hoàn của máu.
Ở Brazil, "nạc" quả được dùng như một thực phẩm bổ dưỡng và kích thích.
Thổ dân Nam Mỹ có kinh nghiệm dùng lá chanh dây tươi hoặc khô dùng làm trà để điều trị chứng mất ngủ, loạn, và động kinh, và cũng có giá trị làm giảm đau.
Ở Trung Quốc, "nạc" quả sử dụng trong các trường hợp cơ thể suy nhược và phụ nữ bị thống kinh (đau bụng khi hành kinh).
+ Trong Tây y
Chanh dây có tên tiếng Anh là “passion fruit” (có nghĩa: quả nồng nàn), gọi là chanh nhưng không bà con với các cây thuộc họ cam quýt (Rutaceae). Quả chanh dây mọc nhiều ở các vùng nhiệt đới, được ưa thích không chỉ vì hương thơm nồng nàn quyến rũ mà còn vì lợi ích cho sức khoẻ của nó.
Quả chanh dây tươi giàu beta carotene, kali, và chất xơ. Nước ép quả chanh dây là một nguồn tốt để cung cấp acid ascorbic (vitamin C), và tốt cho những người có bệnh huyết áp cao. Một số nghiên cứu cho thấy rằng quả chanh dây có vỏ màu tím có thể giúp kiểm soát các triệu chứng hen suyễn. Trong vỏ quả chanh dây tươi và chín có chứa chất Lycopene.
Liên quan đến các axit hữu cơ, giống chanh dây giàu formic, butyric, linoleic, linolenic, malic, myristic, acid oleic và palmitic như các hợp chất asphenolic tốt, và amino acid α-alanine. Este như ethyl butyrate, ethyl caproate, n-hexyl butyrate và n-hexyl caproategive các loại trái cây hương vị và mùi ngon miệng. Đường, có chủ yếu trong trái cây, đáng kể nhất d-fructose, d-glucose andraffinose. Trong số các enzyme, Passiflora được tìm thấy là phong phú trong catalase methylesterase pectin, và phenolase.
Chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs) là những hóa chất ức chế hoạt động của các enzyme monoamine oxidase. Được sử dụng làm thuốc điều trị trầm cảm. Chúng đặc biệt hiệu quả trong điều trị trầm cảm không điển hình.
Các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Florida (Mỹ) đã phát hiện ra rằng chiết xuất của vỏ trái chanh dây vàng có thể chống lại các tế bào ung thư nhờ vào 2 hoạt chất có nguồn gốc thực vật là carotenoids và polyphenols. Còn giáo sư Watson (cũng của trường ĐH Florida) và các cộng sự của ông thì lại chứng minh được rằng chiết xuất từ vỏ trái chanh dây tím giúp giảm được đến 75% chứng thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn và nâng cao khả năng hít thở của họ.
Tuy nhiên trong Tây y cũng cảnh báo nhiều loài chanh dây có các alkaloid độc cần tiếp tục nghiên cứu, không nên lạm dụng quá nhiều thức uống từ quả chanh dây.