Củ tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh Can, Vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, thông khiếu, giải phong, sát trùng; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế, kiết lỵ, trị giun móc, giun kim, phòng trị cảm cúm.
CÂY TỎI
1. Tên gọi khác: Tỏi ta, Hồ (vị thuốc), Đại toán (vị thuốc). 2. Tên tiếng Anh: Garlic, (Leek-chỉ các loại tỏi khác). 3. Tên khoa học: Allium sativum L. - Tên đồng nghĩa: Allium sativum var sativum. - Các loài tương cận: - Allium acuminatum - hành dại, hành hoa tím - Allium cepa - hành tây - Allium oschaninii - hẹ tây, kiệu vỏ xám - Allium ramosum - hẹ - Allium tuberosum - hẹ bông - Allium ursinum - tỏi gấu, tỏi hoang. - Tỏi tây: Allium sativum var. ophioscorodon (Link). Phân loại khoa học Bộ (ordo): Asparagales Họ (familia): Hành (Alliaceae) Phân họ (subfamilia): Hành (Allioideae) Tông (tribus): Hành (Allieae) Chi (genus): Hành tây (Allium) Loài (species): Tỏi- Allium sativum Trong loài Allium sativum , có hai phân loài (giống): - Tỏi ta: Allium sativum var sativum. - Tỏi tây: Allium sativum var. ophioscorodon (Link). Củ tỏi ta là được ưa chuộng dùng làm gia vị và làm thuốc, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Vì tỏi ta củ nhỏ, thơm và có nhiều công dụng quý. 4. Phân bố Chi Hành (Allium) là chi thực vật bao gồm khoảng khoảng 1.250 loài hành tỏi khác nhau, thường được phân loại trong họ Hành (Alliaceae). Một số nhà thực vật học cũng đã phân loại một số loài trong chi này thuộc họ Loa kèn (Liliaceae). Chúng là các loài thực vật sống lâu năm có thân phình ra thành củ giống như củ hành. Chúng phát triển tốt trong vùng ôn đới của Bắc bán cầu, ngoại trừ một số loài có mặt ở Chile (loài Allium juncifolium), Brazil (loài Allium sellovianum) hoặc nhiệt đới châu Phi (loài Allium spathaceum). Chiều cao thân cây của chúng dao động từ 5-150 cm. Các hoa tạo thành dạng hoa tán ở trên đỉnh của thân cây không có lá. Các chồi (thân cây có lá đã biến đổi hay các gốc lá dày đặc, trong cách gọi thông thường là củ) dao động về kích thước giữa các loài, từ rất nhỏ (đường kính khoảng 2-3 mm) đến rất lớn (8-10 cm). Một số loài (chẳng hạn hành tăm A. schoenoprasum) phát triển các gốc lá dày dặc chứ không tạo ra chồi như những loài khác. Phần lớn các chồi cây trong các loài thuộc chi hành đều gia tăng bằng cách tạo ra các chồi nhỏ hay "mầm cây" xung quanh chồi già, cũng như bằng cách phát tán hạt. Một vài loài có thể tạo ra nhiều củ (quả) nhỏ trong cụm hình đầu ở gốc lá; tạo ra cụm nhỏ gọi là "mắt hành (tỏi)" (chẳng hạn A. cepa nhóm Proliferum). Các mắt này có thể phát triển thành cây. Chi này chứa một số loài cây có giá trị như hành, hẹ tây, tỏi tây, tỏi và hành tăm. Mùi của "hành" là đặc trưng cho cả chi nhưng không phải mọi loài đều có mùi giống nhau. Cây tỏi (Allium sativum) là một loài trong chi Hành tây (Allium) có nguồn gốc ở Trung Á, có lịch sử sử dụng trên 7.000 năm được biết đến Ai Cập cổ đại , và đã được sử dụng cho mục đích ẩm thực và làm thuốc. Ngày nay tỏi là cây rau gia vị quan trọng ở khu vực Địa Trung Hải, cũng như một gia vị thường xuyên ở Châu Á, Châu Phi, và châu Âu. Cây tỏi được trồng trên toàn cầu, nhưng Trung Quốc là nhà sản xuất tỏi lớn nhất thế giới với khoảng 13,5 triệu tấn củ tỏi hàng năm, chiếm hơn 80% sản lượng thế tỏi giới. Các nước trồng nhiều tỏi khác là Ấn Độ (4,1%), Hàn Quốc (2%), Ai Cập và Nga (1,6%)… Ở Việt Nam cây tỏi được trồng ở khắp cả nước. Những vùng trồng tỏi nổi tiếng gồm có Phan Rang – Ninh Thuận, Đảo Lý Nhơn, Quảng Ngãi, Hà Bắc, Hải Hưng... Có bốn giống tỏi được trồng phổ biến ở Việt Nam là: - Giống tỏi địa phương: tỏi gié, tỏi trâu trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Năng suất thấp và được trồng rải rác. - Giống tỏi trắng: Lá xanh đậm to bản, củ to, đường kính củ 4-4,5 cm khi thu hoạch vỏ lụa củ màu trắng. Khả năng bảo quản kém hay bị óp. Năng suất của đạt trung bình 5-8 tấn củ khô/Ha. - Giống tỏi tía: Lá dày, cứng, màu lá xanh nhạt, củ chắc và cay hơn tỏi trắng. Dọc thân gần củ có màu tía. Khi thu hoạch có màu trắng ngà. Mỗi củ có 10-11 nhánh (tép), đường kính củ 3,5-4 cm. Giống này có hương vị đặc biệt nên được trồng nhiều hơn giống tỏi trắng. Năng suất của đạt trung bình 5-8 tấn củ khô/Ha. - Giống tỏi tây: Các tỉnh Duyên hải miền Trung thường trồng các giống tỏi nhập nội củ to còn gọi là tỏi tây (Nhóm Allium Porrum L.). Tỏi là gia vị rất quen thuộc trong đời sống của nhân dân ta. Thường ta thu hoạch vào cuối đông, đầu xuân; có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần. 5. Mô tả Tỏi là loài cây thân thảo căn hành sống nhiều năm. + Thân: Thân thật là chồi mọc đầu tiên (tép tỏi), thân khí sinh có hình trụ tròn vươn cao, mang phát hoa. Thân thật phía dưới mang nhiều rễ phụ, bẹ lá và chồi (tép tỏi) hình thành thân giả, phần bẹ lá và chồi bó thành khối tạo nên củ (giả). Củ tỏi có nhiều tép. Từng tép tỏi cũng như cả củ tỏi đều có lớp vỏ mỏng bảo vệ. + Lá: Phần dưới là bẹ ôm sát chồi bên trong (tép tỏi). Phần phiến lá bên trên cứng, thẳng, dài 15-50cm, rộng 1-2,5cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp. Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép tỏi; các tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ tỏi tức là thân hành (giò) của tỏi. + Hoa: Tỏi có hoa mọc thành cụm trên đầu một trục hình trụ từ than củ kéo dài ra. Cụm hoa là một tán giả hình cầu, màu trắng, đỏ hoặc xanh nhạt. Hoa xếp thành tán ở ngọn thân trên một cán hoa dài 55cm hay hơn. Bao hoa màu trắng hay hồng bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài. Hoa lưỡng tính, thụ phấn nhờ côn trùng. Hoa nở tháng 5-7. + Quả: Có một hạt, quả ra tháng 9-10. Một số loài Allium bị ấu trùng của một số loài nhạy thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera) ăn hại. 6. Thành phần hóa học a- Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Tỏi tươi Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz) Năng lượng 623 kJ (149 kcal) Carbohydrat 33.06 g Đường 1.00g Chất xơ thực phẩm 2.1 g Chất béo 0.5 g Protein 6.39 g - beta-caroten 5 μg (0%) Thiamin (Vit. B1) 0.2 mg (15%) Riboflavin (Vit. B2) 0.11 mg (7%) Niacin (Vit. B3) 0.7 mg (5%) Axit pantothenic (Vit. B5) 0.596 mg (12%) Vitamin B6 1.235 mg (95%) Axit folic (Vit. B9) 3 μg (1%) Vitamin C 31.2 mg (52%) Canxi 181 mg (18%) Sắt 1.7 mg (14%) Magie 25 mg (7%) Mangan 1.672 mg (84%) Phospho 153 mg (22%) Kali 401 mg (9%) Natri 17 mg (1%) Kẽm 1.16 mg (12%) Selen 14.2 μg Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ hàng ngày của người lớn. b- Theo các kết quả phân tích khác Thành phần trong củ tỏi khoảng 84,09% nước, 13,38% chất hữu cơ, và các chất vô cơ 1,53%, trong khi trong lá tỏi là 87,14% nước, 11,27% chất hữu cơ, các chất vô cơ 1,59%. Trong củ tỏi tươi hoặc nghiền chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh như: alliin, ajoene, polysulfides diallyl, vinyldithiins, S - allylcysteine , và các enzym , vitamin nhóm B , protein , khoáng chất , saponin , flavonoid , và các sản phẩm phản ứng Maillard không phải là các hợp chất có chứa lưu huỳnh. Trong củ tỏi có 3 hoạt chất chính là allicin, liallyl sulfide và ajoene. Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Allicin không hiện diện sẳn trong tỏi. Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của phân hoá tố anilaza, chất aliin có sẳn trong tỏi biến thành allicin. Do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao. Một ký tỏi có thể cho ra từ 1 đến 2 gam allicin. Allicin dễ biến chất sau khi được sản xuất ra. Càng để lâu, càng mất bớt hoạt tính. Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất nầy. Đun qua lò vi sóng sẽ phá huỷ hoàn toàn chất allicin. 7. Công dụng + Theo Đông y Củ tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh Can, Vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, thông khiếu, giải phong, sát trùng; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế, kiết lỵ, trị giun móc, giun kim, phòng trị cảm cúm. Tỏi giúp phục hồi alycin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể có tác dụng chống ung thư, giảm cholesterol, giảm huyết áp, có khả năng giết 60 loại nấm độc, đồng thời làm phát triển 20 loại vi khuẩn có ích đối với phụ nữ mãn kinh. Mỗi ngày ăn 1-2 nhánh tỏi rất tốt cho sức khỏe. + Theo Tây y Tác dụng kháng sinh - Tỏi được sử dụng như là một chất khử trùng để ngăn chặn hoại tử trong Thế chiến I và Thế chiến II. - Vào năm 1944, Chester J. Cavallito và các đồng nghiệp phát hiện trong khi nghiền nát củ tỏi (Allium sativum) có chất allicin , là một hợp chất kháng sinh và kháng nấm ( phytoncide ). - Trong củ tỏi có 3 hoạt chất chính là allicin, liallyl sulfide và ajoene. Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Allicin không hiện diện sẳn trong tỏi. Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của phân hoá tố anilaza, chất aliin có sẳn trong tỏi biến thành allicin. Do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao. Một ký tỏi có thể cho ra từ 1 đến 2 gam allicin. Allicin dễ biến chất sau khi được sản xuất ra. Càng để lâu, càng mất bớt hoạt tính. Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất nầy. Đun qua lò vi sóng sẽ phá huỷ hoàn toàn chất allicin. Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế nhiều loại vi trùng gram âm và gram dương như saphylococcus, streptococcus, samonella, V. cholerae, B. dysenteriae, mycobacterium tuberculosis. Tỏi cũng ức chế sự phát triển của nhiều loại siêu vi như siêu vi trái ra, bại liệt, cúm và một số loại nấm gây bệnh ở da hoặc bộ phận sinh dục nữ như candida. Liallyl sulfide không mạnh bằng allicin. Tuy nhiên, sulfide không hư hoại nhanh như allicin và vẫn giữ được dược tính khi nấu. Giống như allicin, càng giã nhỏ càng sinh ra nhiều sulfide, nếu nấu nguyên củ tỏi sẽ không có hiệu lực. - Gần đây, nó đã được tìm thấy từ một thử nghiệm lâm sàng một loại nước súc miệng có chứa tỏi tươi 2,5% cho thấy hoạt tính kháng khuẩn tốt, mặc dù phần lớn các tham gia báo cáo một hương vị khó chịu và hôi miệng . - Củ tỏi được sử dụng như một phương thuốc cho các bệnh nhiễm trùng (đặc biệt ở phổi), rối loạn tiêu hóa, và nhiễm trùng nấm chẳng hạn như tưa miệng. Tỏi có thể được sử dụng như một chất khử trùng vì đặc tính kháng khuẩn và diệt khuẩn của nó. - Trong nghiên cứu in vitro , tỏi đã được tìm thấy có hoạt tính kháng khuẩn, kháng virus, và chống nấm. Tuy nhiên tác động của chúng không rõ ràng trong cơ thể - Kháng khuẩn: Các chất Azôene, dianllil disulfide, diallil -trisulfide và các hoạt chất chứa lưu huỳnh khác (được tạo ra khi tỏi tươi giã nát) có khả năng ức chế 70 loại vi khuẩn gram (-) và gram (+) kể cả vi khuẩn bệnh hủi, bệnh lao. Thậm chí nó còn kháng được cả những vi khuẩn đã lờn thuốc kháng sinh thường dùng Khi phối hợp với cloramphenicol hoặc streftomicin, tỏi làm tăng hiệu lực kháng sinh của chúng. - Kháng virus: Tỏi có thể ngăn ngừa được một số bệnh gây ra do virus như cúm, cảm lạnh, kể cả virus gây lở mồm long móng bò, ngựa, trâu (mấy năm gần đây Anh quốc và nhiều nước châu Âu đã khốn khổ vì bệnh này). - Diệt ký sinh trùng và nguyên sinh động vật: Nước ép tỏi có tác dụng chữa bệnh đường ruột do nguyên sinh lamblia intestinalis gây ra. Với lỵ amid do antamocba histolytica gây ra cũng bị diệt ngay ở dịch ép tỏi nồng độ thấp.- Tỏi có tác dụng diệt giun sán như giun đũa, giun kim, giun móc và trứng của chúng. Cần chú ý: quá liều có thể bị tiêu chảy và viêm ruột (dung dịch uống và thụt). Các tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch - Tỏi làm giảm triglycerid và cholesterol trong máu tương tự clofibrat. - Tỏi làm tăng hàm lượng cholesterol tốt (HDL) và giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, chống xơ cứng động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại vi. - Tỏi có thể làm hạ huyết áp tâm thu từ 20 -30mmHg và hạ huyết áp tâm trương từ 10 - 20mmHg. - Tỏi chống sinh huyết khối tương đương với aspirin nhưng không có tác dụng phụ có hại như aspirin. Do đó dùng tỏi tươi hoặc chế phẩm tỏi thường xuyên hàng ngày sẽ có tác dụng điều hòa huyết áp, chống bệnh tăng huyết áp; bảo vệ tim mạch chống nhồi máu cơ tim và chống tai biến mạch máu não; đồng thời người bệnh phải thực hiện tốt các điều kiêng kỵ như với bệnh ung thư nói trên. - Tỏi cũng được đề xuất để giúp ngăn ngừa bệnh tim (bao gồm cả xơ vữa động mạch, cholesterol cao , huyết áp cao ) và ung thư. Nghiên cứu động vật, và một số nghiên cứu ban đầu ở người, đã cho thấy củ tỏi có lợi ích về bệnh tim mạch. - Một nghiên cứu ở Czech tìm thấy bổ sung tỏi làm giảm sự tích tụ của cholesterol trên thành mạch máu của động vật. Một nghiên cứu khác đã có kết quả tương tự, với tỏi bổ sung làm giảm đáng kể mảng bám cholesterol trên thành động mạch chủ thỏ khi cho ăn thức ăn có cholesterol. - Một nghiên cứu khác cho thấy bổ sung với chiết xuất tỏi ức chế vôi hóa mạch máu ở bệnh nhân có cholesterol trong máu cao. Nổi tiếng với tác dụng vasodilative của tỏi có thể gây ra bởi chất dị hóa có nguồn gốc từ tỏi polysulfides hydrogen sulfide trong các tế bào hồng cầu. Hydrogen sulfide là một phân tử bảo vệ tim mạch nội sinh tín hiệu tế bào mạch máu. Tác dụng giảm đường huyết (không độc hại và chống chỉ định như các thuốc chữa tiểu đường Tây y). - Tỏi có tác dụng gia tăng sự phóng thích Insulin tự do trong máu, tăng cường chuyển hóa glucose trong gan - giảm lượng đường trong máu và trong nước tiểu (tác dụng tương đương với Tolbutamid, một loại sunfamid chữa tiểu đường type II). Do đó dùng tỏi thường xuyên hàng ngày có thể chữa bệnh tiểu đường type II cho người mắc bệnh từ 3 - 10 năm; đồng thời người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều cấm kỵ với người bệnh tiểu đường (từ bỏ các chất ngọt có chứa đường; thuốc lá; bia rượu; thức ăn chiên rán, quay, nướng; chất béo động vật, cùi dừa, dầu cọ. Hạn chế ăn muối, thịt có màu đỏ, ngũ cốc v.v.). - Năm 2010, thử nghiệm kiểm soát giả dược , liên quan đến 50 bệnh nhân có thói quen lâm sàng các bản ghi trong thực hành chung tài liệu điều trị tăng huyết áp không kiểm soát được nhưng , kết luận, "thử nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng chiết xuất từ tỏi già cao hơn giả dược trong việc làm giảm huyết áp tâm thu tương tự như các thuốc dòng hiện đầu tiên ở những bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị nhưng không dùng được ". Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch Tỏi có tác dụng đáng kể lên hệ miễn dịch; tăng hoạt tính các thực bào lymphô cyte nhất là với thực bào CD4 giúp cơ thể bảo vệ màng tế bào chống tổn thương nhiễm sắc thể ADN; kháng virus; phòng chống nhiễm trùng. Tỏi đã được sử dụng hợp lý thành công bệnh nhân AIDS để điều trị Cryptosporidium trong một nghiên cứu không kiểm soát được ở Trung Quốc. Nó cũng đã được sử dụng bởi ít nhất một bệnh nhân AIDS để điều trị bệnh toxoplasmosis , một protozoal bệnh. Tác dụng phòng chống ung thư Tỏi không chỉ có tác dụng kháng sinh, tác dụng trên hệ tim mạch mà còn có hiệu lực trên tế bào ung thư. Những nghiên cứu của Trung Quốc và Ý được phổ biến trong tạp chí British Journal of Cancer số tháng 3/1993 cũng cho biết tỏi có nhiều hoạt chất có thể ngăn chận sự phát triển của nhiều loại khối u ung thư. Theo các nhà khoa học trường Đại học Pensylvania khả năng ngăn chận khối u ung thư của tỏi liên quan đến các hợp chất S-allyl cysteine, diallyl disulfide và diallyl trisulfide. Một hoạt chất khác ít được nhắc đến là ajoene. Ajoene cũng có tác dụng làm giảm độ dính của máu. Ngoài ra, tỏi còn có hàm lượng khoáng chất selenium, một chất chống oxy hoá mạnh làm tăng khả năng bảo vệ màng tế bào, phòng chống ung thư và bệnh tim mạch của tỏi. - Tỏi có tác dụng chống lại tiến trình phát triển khối u và ung thư của nhiều loại ung thư khác nhau như: ung thư dạ dày, ung thư cột sống, ung thư phổi, ung thư vú và màng trong tử cung, ung thư kết tràng, ung thư thanh quản, v.v. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm (ăn tỏi thường xuyên hàng ngày từ 5 đến 20 gam tỏi tươi tủy bệnh) đồng thời người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiêng kỵ như từ bỏ thuốc lá; bia rượu; thức ăn nướng - quay - chiên rán. Hạn chế ăn chất béo động vật, cùi dừa, dầu cọ, muối, các loại thịt có màu đỏ (bò, dê lợn v.v). - Chất phytoalexin (allixin) đã được tìm thấy, một hợp chất nonsulfur với γ- pyrone có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, tác dụng chống ung thư, sự ức chế của DNA B2 aflatoxin ràng buộc, tác dụng dinh dưỡng thần kinh và Allixin cho thấy tác dụng kháng u trong cơ thể , ức chế sự bắt đầu hình thành khối u da TPA và DMBA chuột. - Các chất tương tự của hợp chất này đã thể hiện tác dụng kháng khối u thúc đẩy trong điều kiện thí nghiệm in vitro. Ở đây, allixin và / hoặc các chất tương tự có thể được dự kiến sẽ là những hợp chất hữu ích cho công tác phòng chống bệnh ung thư hoặc các biện pháp hóa trị đối với các bệnh khác. Tác dụng với rối loạn tiêu hoá, rối loạn cơ quan: - Tỏi đặc biệt tốt để phòng tránh các rối loạn men tiêu hóa. Kích thích tiết dịch vị, tiết mật. Phòng tránh các nhiễm khuẩn dạ dày ruột. - Tỏi có tác dụng trị các chứng rối loạn tiêu hóa do men hoặc do thần kinh gây khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng, bí trung tiện - chống co thắt dạ dày ruột. Có thể giã nát một tép tỏi đắp vào rốn băng kín trong 30 giây đến tối đa 1 phút là khỏi ngay chứng đau bụng trướng, bụng bí trung tiện do thần kinh (phải bỏ ngay bã tỏi đắp ở rốn sau 1 phút để tránh bỏng rộp). - Tác dụng giải độc kim loại nặng: Tỏi có tác dụng bảo vệ cơ thể chống nhiễm độc các kim loại nặng. Hợp chất sulfur của tỏi là chất giải độc chì mãn tính. Sau khi ăn tỏi hàm lượng chì trong mô gan và mô cơ giảm hẳn; các triệu chứng nhiễm độc giảm đáng kể. Do đó có thể phòng chống bệnh nghề nghiệp nhiễm độc chì cho các công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với các sản phẩm chì như công nhân khai thác và chế biến chì, sản xuất accu chì, súc rửa bồn xăng có pha chì, bằng cách ăn tỏi hàng ngày. Với các trường hợp nhiễm độc kim loại nặng khác như thủy ngân, cadmium và các chế phẩm của chúng như methyl mircury, phenyl mercury. Tỏi có tác dụng ngang với các thuốc giải độc kim loại nặng thường dùng như BAL (Bristish Anti Lewisite) hoặc DMSA (2,3 dimercapto succinic acid). Các tác động y học khác của tỏi - Vào năm 1924, tỏi được tìm thấy là một cách hiệu quả để ngăn ngừa bệnh còi , bởi vì hàm lượng vitamin C của nó. - Tỏi đã được tìm thấy để tăng cường hấp thu thiamin , và do đó làm giảm khả năng phát triển sự thiếu hụt thiamin beriberi. - Bổ sung tỏi đã được chứng minh để thúc đẩy mức độ testosterone ở chuột được cho ăn một chế độ ăn protein cao. - Tác dụng bảo vệ gan: Trong các trường hợp nhiễm độc gan, sau khi uống chất chiết tỏi 6 giờ, lượng lipid peroxides cao và sự tích tụ triglycerides trong gan sẽ hạ xuống. - Tác dụng chống các bệnh đường hô hấp: Tỏi được dùng làm thuốc trị lao khí quản, hoại thư phổi. Ho gà. Thuốc long đàm cho người lao phổi. Trị viêm phế quản mãn tính. Viêm họng. - Xua đuổi và diệt côn trùng: Nhiều loại côn trùng như dán, muỗi (aedes truyền bệnh sốt xuất huyết, culex truyền bệnh viêm não Nhật Bản) rất sợ mùi tỏi. Tỏi còn giết chết được các ấu trùng muỗi (loăng quăng) với liều lượng rất thấp 25ppm cho các chất chiết hoặc 2ppm cho dầu tỏi. Vì vậy nếu bạn để củ tỏi tươi trong tủ đựng thức ăn thì sẽ không có dán chui vào. - Tác dụng chống nhiễm độc chất phóng xạ: Tỏi làm tăng thải trừ các chất đồng vị phóng xạ và giảm sự tích đọng các chất đồng vị phóng xạ trong cơ thể. - Tác dụng giải độc nicotin mạn tính: Tỏi là một loại thuốc giải độc nicotin mạn tính cho người nghiện thuốc lá và công nhân sản xuất thuốc lá rất hữu hiệu; chí ít cũng làm giảm cơn nguy cấp ở tim, động mạch và các rối loạn chức năng ruột của người bệnh. Cảnh báo những ảnh hưởng có hại và chất độc của tỏi! - Tỏi được biết là gây ra chứng hôi miệng , cũng như gây ra mồ hôi để có một mùi hăng của tỏi, là do methyl allyl sulfide (AMS). AMS là một chất lỏng dễ bay hơi được hấp thu vào máu trong quá trình trao đổi chất của tỏi có nguồn gốc từ hợp chất lưu huỳnh, từ máu đi đến phổi (và từ đó đến miệng, gây hôi miệng, xem hơi thở tỏi ) và da, nơi nó được tiết ra qua các lỗ chân lông da. Làm sạch da bằng xà phòng chỉ là một giải pháp một phần và không hoàn hảo để mùi hôi. Các nghiên cứu đã chỉ ra nhấm nháp sữa cùng một lúc như tỏi tiêu thụ đáng kể có thể trung hòa hơi thở hôi. Tỏi trộn với sữa trong miệng trước khi nuốt làm giảm mùi tốt hơn so với uống sữa sau đó. - Trong một nghiên cứu cho chuột ăn tỏi tươi, chất allicin tạo ra phản ứng dẫn truyền thần kinh (TRPA1) trong tủy sống, kích hoạt thần kinh dãn mạch, thể hiện triệu chứng đau và viêm…Chất allicin chỉ có trong củ tỏi tươi và bị mất đi khi bị nấu chín. Một số người bị dị ứng với tỏi và các loại cây trồng khác trong họ Hành tỏi (Allium). Các triệu chứng có thể bao gồm ruột kích thích, tiêu chảy , loét miệng và họng, buồn nôn , khó thở, và trong một số trường hợp hiếm gặp, sốc phản vệ do các chất có trong tỏi như: diallyl disulfide, allylpropyldisulfide, allylmercaptan và allicin đều có trong củ tỏi. Những người bị dị ứng tỏi thường nhạy cảm với nhiều loài thực vật trong họ Hành tỏi bao gồm hành, tỏi, hẹ, tỏi tây, hẹ tây, hoa loa kèn vườn, gừng, và chuối. - Tỏi làm giảm kết tập tiểu cầu (như dùng aspirin ), điều này đã gây ra số lượng rất cao các chất bổ sung tỏi và tỏi được liên kết với tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai và sau khi phẫu thuật và sinh con, mặc dù số lượng ẩm thực an toàn cho tiêu thụ. - Dùng tỏi đắp vào các vết thương như mụn, có thể làm bỏng da cục bộ, nhất là đối với trẻ em, việc dùng tỏi đắp vào các khoang cơ thể không được khuyến khích. Đặc biệt, chuyên đề ứng dụng của tỏi liệu với trẻ nhỏ là không nên. - Tỏi có thể tương tác với warfarin , antiplatelets , saquinavir , thuốc hạ huyết áp , thuốc chẹn kênh canxi , quinolone , các thuốc kháng sinh như Cipro , và thuốc hạ đường huyết , cũng như các loại thuốc khác. Thành viên của họ hành tỏi có thể là độc hại đối với chó mèo. Một số mức độ nhiễm độc gan đã được chứng minh ở chuột khi số lượng vượt quá mức tiêu thụ bình thường. Kết luận: Tỏi có nhiều giá trị dược liệu, nhưng không phải là bài thuốc vạn năng cho các chứng bệnh. Những kết quả trên đang trong quá trình nghiên cứu, có nhiều kết luận và phản biện khác nhau. Khi dùng tỏi làm thuốc hoặc dùng thuốc từ tỏi phải có sự hướng dẫn và cụ thể của bác sĩ! c- Các công dụng khác của tỏi + Theo mê tín và tôn giáo: - Ở Châu Á trong dân gian tin rằng củ tỏi có tác dụng trừ bùa mê, do đó ở các cửa hàng buôn bán thường để những bó củ tỏi ngay bàn thờ Ông địa (kể cả các tiệm vàng) để phòng ngừa kẻ gian dùng bùa mê để lừa gạt tiền bạc, của cải của chủ nhân. - Ở Châu Âu trong dân gian cho rằng củ tỏi có tác dụng xua đuổi ma quỷ, người sói và ma cà rồng. Do đó củ tỏi được treo ở cửa sổ hay gần nơi ổ khóa, ống khói để trừ tà. -Theo từ điển Cassell về mê tín, trong Thần thoại Hồi giáo có kể rằng dùng tỏi có tác dụng xua đuổi quỷ Sa-tan. - Ấn Độ giáo và Kỳ Na giáo xem tỏi có kích thích dục vọng. Một số người Hindu sùng đạo thường tránh sử dụng tỏi và hành trong thực phẩm cho các lễ hội và các sự kiện tôn giáo. - Tôn giáo Jain tránh ăn tỏi và hành tây trong các bửa ăn hàng ngày. - Phật giáo truyền thống xem tỏi là 1 trong năm chất "gia vị cay" có tính kích thích tình dục, gây ảnh hưởng cho thực hành thiền định . Trong một số Phật giáo truyền thống, tỏi cùng với các năm khác "gia vị cay" - được hiểu để kích thích ổ đĩa tình dục và tích cực để gây thiệt hại cho thực hành thiền định . + Các sản phẩm hóa học từ tỏi - Ở Trung Quốc dùng dịch ép của tỏi làm chất kết dính trong vá thủy tinh và đồ sứ. Chế phẩm thân thiện với môi trường polysunfit này được chấp thuận cho sử dụng trong liên minh Châu Âu. - Tinh dầu tỏi được chế thành thuốc BVTV để xua đuổi ruồi đục quả, thuốc diệt tuyến trùng, thuốc diệt ve bét trên vật nuôi và thuốc trừ sâu ở một số nước. Các bài thuốc từ cây tỏi 1- Bài thuốc trị lao phổi: +B ài Đại toán hợp tễ: Tỏi 13 múi, Bạch cập 3g, Gạo nếp 30g. Nấu sôi tỏi 1 phút (tỏi nửa chín nửa sống, chín quá không tác dụng) lấy ra cho nếp vào nấu thành cháo, cho tỏi vào cùng bột Bạch cập vào khuấy đều cho uống một lần, mỗi ngày 1 lần, một liệu trình là 15 ngày. Thường dùng 1 - 3 liệu trình có kết quả. (theo Đinh Đào Sanh -Tạp chí Trung y Hà bắc,1987). + Dùng Tỏi bóc sạch vỏ 15g cho vào nồi chưng: hết cay là được, chia ăn hết trong ngày. Đồng thời cho uống Rimifon 300mg/ngày, một liệu trình 2 tháng. (theo Đinh Đào Sanh -Tạp chí Trung y Hà bắc,1987). + Bài thuốc chống lao nặng: Trường hợp nhiễm độc nặng gia uống bài thuốc chống lao (Sinh địa, Huyền sâm, Bắc sa sâm, Bản lam căn, Trắc bá diệp, Hạ khô thảo). Đã dùng trị 19 ca bệnh nhân nhờn thuốc chống lao, kết quả rõ 74%, có kết quả 21%, không kết quả 5%; trong đó có 12 ca lao hang có 6 ca liền, 5 ca nhỏ lại và 1 ca không khỏi (theo Báo cáo của Đinh Đào Sanh về trị lao phổi thể thâm nhiễm bằng tỏi - Tạp chí Trung y Hà bắc,1987). 2- Trị nấm phổi: Tỏi sống 6-9g, dùng nước lạnh rửa sạch, giã nát, cho vào nước sôi 60ml ngâm trong 1 giờ bỏ bã uống nước, chia nhiều lần uống trong ngày, là liều lượng cho trẻ 1 tuổi, những lứa tuổi khác có giảm trị 28 ca bình quân dùng thuốc từ 7 - 18 ngày khỏi (theo Lưu vạn Triều, Báo cáo điều trị nấm phổi trẻ em bằng uống tỏi - Báo Trung cấp Y 1987). 3- Trị ho gà: Dùng Toán bộ hợp tễ (Tỏi vỏ tím, Bách bộ, Tử uyển đều 30g). Nước tỏi để nguội, sắc Tử uyển, Bách bộ lấy nước bỏ xác, cho đường cô thành sirô, giã nước tỏi uống. (theo Tạp chí Trung y năm 1985). 4. Trị lipid huyết cao: Dùng nang Tinh dầu tỏi, ngày 3 lần, mỗi lần 2 - 3 nang, lượng mỗi ngày 0,12g (tương đương thuốc sống 50g), một liệu trình 30 ngày. Đã trị 274 ca nhận xét thuốc có tác dụng hạ lipid huyết, tăng cao HDL cholesterol, giảm hàm lượng Fibrinogen trong huyết tương (Tạp chí Trung y năm 1985). 5- Trị viêm cầu thận cấp: Dùng Tỏi vỏ tím 250g bỏ vỏ, Dưa hấu chín 1 quả (khoảng 3 - 4kg) móc 1 lỗ miệng hình tam giác, cho hết tỏi vào đậy nắp lại, cắt bỏ vỏ cứng bên ngoài cho vào nồi nấu chín, ăn hết cả quả dưa và tỏi chia nhiều lần trong ngày, vỏ cứng sắc nước uống thay nước chè. Đã trị 21 ca: khỏi 14, tốt 5, không khỏi 2 (Báo cáo của Trương Học An, Báo Trung y Hồ bắc 1986). 6- Trị sói đầu: Dùng nước tỏi vỏ đỏ tươi 3 phần, glycerin 2 phần (tỷ lệ theo trọng lượng 3:1), trộn đều xát vào chỗ bệnh, ngày 2 - 3 lần, uống thêm Bổ trung ích khí. Đã trị 856 ca khỏi trong thời gian từ 17 - 46 ngày uống thuốc (theo Kim Trần Đồng, Báo Cát lâm Y học 1985). 7- Dự phòng cảm mạo, cảm cúm: Giã tỏi vắt lấy nước cốt, pha thêm nước sôi để nguội, tỷ lệ bằng nhau. Dùng dịch tỏi này nhỏ mũi. (theo kinh nghiệm dân gian). 8- Trị cảm lạnh, ho, viêm họng, sổ mũi, ho hen: Giã tỏi nát xoa ngực cho nóng lên. Ngày làm 2-3 lần. (theo kinh nghiệm dân gian). 9- Chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang: Giã tỏi vắt lấy nước cốt trộn với dầu vừng (hoặc mật ong) nửa nọ, nửa kia, rửa mũi bằng nước muối, lau sạch, lấy bông thấm thuốc nhét vào mũi. (theo kinh nghiệm dân gian). 10- Chữa chảy máu cam: Giã 2-3 tép tỏi đắp vào gan bàn chân, tại huyệt dũng tuyền (ở lòng bàn chân, từ ngón chân giữa kéo thẳng xuống bằng 3 ngón tay 2,3,4 khép kín, chỗ lõm giữa 2 mô cao dày của dưới ngón chân cái và ngón chân út). Nếu chảy máu cam lỗ mũi phải thì đắp gan bàn chân trái và ngược lại... Nếu chảy cả 2 lỗ mũi thì đắp cả 2 gan bàn chân. Hết chảy máu thì bỏ tỏi rửa sạch bàn chân. (theo Thực phẩm-Sức khỏe). 11- Trị ho lâu ngày, viêm khí quản mạn: Dùng 500g tỏi bóc vỏ, cho 50g muối để muối tỏi. Sau 3 ngày lấy ra hong khô, ngâm với giấm ăn, cho một ít đường, ngâm 2-3 ngày thì ăn được. Sáng sớm và tối trước khi đi ngủ ăn 1-2 tép tỏi và uống một ít giấm tỏi. Ăn 15 ngày nghỉ 3 ngày lại ăn tiếp sẽ khỏi bệnh. (theo Thực phẩm-Sức khỏe). 12- Chữa lỵ, đi ngoài (phúc tả): Dùng 5 củ tỏi to bóc vỏ, củ cải 20g. Nước vừa đủ sắc uống hàng ngày. (theo Thực phẩm-Sức khỏe). 13- Hỗ trợ trị bệnh tim mạch: Tỏi làm giảm độ kết dính của tiểu cầu nên tránh được các cục máu đông gây tắc mạch máu, bệnh mạch vành và xơ vữa động mạch, nhờ làm giảm nồng độ cholesterol xấu (LDL) và làm tăng nồng độ cholesterol tốt (HDL) (theo Thực phẩm-Sức khỏe). 14- Hỗ trợ chữa tiểu đường: Tỏi làm giảm đường trong máu và làm tăng sự bài tiết insulin - nội tiết tố điều hòa lượng đường trong cơ thể... (theo Thực phẩm-Sức khỏe). 15- Chữa viêm khớp, đau khớp: Tỏi và lá lốt đun sôi để xông. Sau đó ngâm khớp tay chân đau. Nếu đau lưng, đầu gối thì lấy khăn nhúng nước thuốc nóng để chườm. Ngày làm 2 lần sáng và tối. (theo Thực phẩm-Sức khỏe). 16- Chữa chứng tiểu tiện khó ở người già: Lấy 1 củ tỏi, bỏ vỏ, giã nhỏ rồi đắp vào rốn (thấy nóng quá thì bỏ ra). (theo Thực phẩm-Sức khỏe). 17- Chữa sưng vú: Lấy 50-100g tỏi giã nhỏ trộn với bột mì, đường đỏ, trộn đều với nước ấm đắp nơi sưng. 18- Chống rụng tóc: Rụng tóc từng đám hay từng mảng đầu thì dùng tỏi bóc sạch vỏ nghiền nhuyễn được một chất dịch như cháo, đắp chất lỏng này lên chỗ tóc rụng, để 2 giờ, sau đó gội đầu thật sạch bằng xà phòng tắm hoặc nước gội đầu. Mỗi ngày làm 1 lần, liên tục trong 7-10 ngày. Nghỉ 10 ngày lại làm tiếp đợt 2. Để làm tóc mọc tốt và đầu sạch gàu, mỗi tuần làm 1 lần, trước khi gội đầu 2 giờ, đắp tỏi nghiền nát, hoặc nước tỏi ép lên da đầu. Nếu tóc khô thì trộn nước tỏi với bất kỳ loại dầu thực vật nào, tỷ lệ bằng nhau. Còn tóc nhờn thì không cần dầu. Làm liên tục 2-3 tháng có kết quả tốt. (theo Thực phẩm-Sức khỏe). 19- Phòng và trị cúm: Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50g nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2 hay 3 giọt, ngày 2 hoặc 3 lần. (theo Lương y Võ Hà-ykhoa.net). 20- Rửa vết thương, chỗ lở loét: Pha loãng 1 phần dịch tỏi và 10 phần nước cất, thêm 2% cồn để bảo quản. Kinh nghiệm của bác sĩ Taghiep (Nga) cho biết dùng nước tỏi chữa nhiễm trùng do bỏng sau 12,5 ngày thì lành trong khi điều trị với penicillin và sulfamid phải mất 14,5 ngày. (theo Lương y Võ Hà-ykhoa.net). 21- Chữa đau răng: Giã nát 2 tép tỏi trộn với một chút nước ấm. Đợi khoảng 10 phút sau, dùng một que tăm tẩm dịch tỏi thấm đều chung quanh chỗ đau. (theo Lương y Võ Hà-ykhoa.net). 22- Chữa mụn cóc, chai chân: Giã nát 2 tép tỏi, dán gọn vào chỗ bị chai và để qua đêm. (theo Lương y Võ Hà-ykhoa.net). 23- Chữa viêm họng: Giã nát 2 tép tỏi, trộn 1 phần tỏi và 3 phần hành lá, buộc vào huyệt Hợp cốc ở bàn tay. Để qua đêm. Dịch tỏi sẽ thấm qua da và kích thích mạnh vào huyệt có tác dụng “tả”để chữa viêm họng. Hành lá có tác dụng làm giảm độ nóng để tránh phồng da. (Úp bàn tay xuống, xoè rộng 2 ngón tay trỏ và ngón tay cái, huyệt hợp cốc nằm trên mặt lưng của bàn tay, ở chỗ lõm giữa 2 xương ngón tay cái và ngón tay trỏ.). (theo Lương y Võ Hà-ykhoa.net). 24- Kiện Tỳ, bổ khí, sinh tinh, chữa áp huyết thấp: Gà hấp cách thuỷ với tỏi. Dùng 1 con gà khoảng nửa ký, 40g tỏi thái mỏng, nửa chén rượu vang, gia vị vừa đủ. Gà làm sạch, bỏ lông và nội tạng. Hấp cách thuỷ, ăn trong ngày. Không dùng cho người thể tạng nhiệt, nóng sốt hoặc đang bị các chứng viêm nhiễm đang phát triển. (theo Lương y Võ Hà-ykhoa.net). 25- Ăn tỏi làm tăng phong độ của đàn ông: Báo The Times of India dẫn lời các chuyên gia Ấn Độ cho biết ăn tỏi rất tốt cho sức khỏe. Tỏi chứa hơn 100 chất có ích cho cơ thể. Ngoài ra, tỏi còn là một loại thuốc tuyệt vời cho đấng mày râu khi giúp cải thiện bản lĩnh đàn ông nhờ có tác dụng tăng lượng máu luân chuyển. (theo TNO). Lưu ý!Do có tính nóng và tác dụng hành khí mạnh, cẩn thận khi dùng tỏi cho người đang có thai, đang nóng sốt, nhiễm trùng chân răng, viêm xoang. Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người. Ngoài ra, người sắp được phẫu thuật không nên dùng tỏi vì tỏi có khả năng làm thay đổi ảnh hưởng của các thuốc chống đông máu được dùng trong giải phẫu. Một nghiên cứu còn cho biết dùng tỏi có thể gây phản ứng phụ nguy hiểm đối với những người đang điều trị HIV/AIDS. (theo Lương y Võ Hà-ykhoa.net).
1. Tên gọi khác: Tỏi ta, Hồ (vị thuốc), Đại toán (vị thuốc).
2. Tên tiếng Anh: Garlic, (Leek-chỉ các loại tỏi khác).
3. Tên khoa học: Allium sativum L.
- Tên đồng nghĩa: Allium sativum var sativum.
- Các loài tương cận:
- Allium acuminatum - hành dại, hành hoa tím
- Allium cepa - hành tây
- Allium oschaninii - hẹ tây, kiệu vỏ xám
- Allium ramosum - hẹ
- Allium tuberosum - hẹ bông
- Allium ursinum - tỏi gấu, tỏi hoang.
- Tỏi tây: Allium sativum var. ophioscorodon (Link).
Phân loại khoa học
Bộ (ordo):
Asparagales
Họ (familia):
Hành (Alliaceae)
Phân họ (subfamilia):
Hành (Allioideae)
Tông (tribus):
Hành (Allieae)
Chi (genus):
Hành tây (Allium)
Loài (species):
Tỏi- Allium sativum
Trong loài Allium sativum , có hai phân loài (giống):
- Tỏi ta: Allium sativum var sativum.
Củ tỏi ta là được ưa chuộng dùng làm gia vị và làm thuốc, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Vì tỏi ta củ nhỏ, thơm và có nhiều công dụng quý.
4. Phân bố
Chi Hành (Allium) là chi thực vật bao gồm khoảng khoảng 1.250 loài hành tỏi khác nhau, thường được phân loại trong họ Hành (Alliaceae). Một số nhà thực vật học cũng đã phân loại một số loài trong chi này thuộc họ Loa kèn (Liliaceae).
Chúng là các loài thực vật sống lâu năm có thân phình ra thành củ giống như củ hành. Chúng phát triển tốt trong vùng ôn đới của Bắc bán cầu, ngoại trừ một số loài có mặt ở Chile (loài Allium juncifolium), Brazil (loài Allium sellovianum) hoặc nhiệt đới châu Phi (loài Allium spathaceum).
Chiều cao thân cây của chúng dao động từ 5-150 cm. Các hoa tạo thành dạng hoa tán ở trên đỉnh của thân cây không có lá. Các chồi (thân cây có lá đã biến đổi hay các gốc lá dày đặc, trong cách gọi thông thường là củ) dao động về kích thước giữa các loài, từ rất nhỏ (đường kính khoảng 2-3 mm) đến rất lớn (8-10 cm). Một số loài (chẳng hạn hành tăm A. schoenoprasum) phát triển các gốc lá dày dặc chứ không tạo ra chồi như những loài khác.
Phần lớn các chồi cây trong các loài thuộc chi hành đều gia tăng bằng cách tạo ra các chồi nhỏ hay "mầm cây" xung quanh chồi già, cũng như bằng cách phát tán hạt. Một vài loài có thể tạo ra nhiều củ (quả) nhỏ trong cụm hình đầu ở gốc lá; tạo ra cụm nhỏ gọi là "mắt hành (tỏi)" (chẳng hạn A. cepa nhóm Proliferum). Các mắt này có thể phát triển thành cây.
Chi này chứa một số loài cây có giá trị như hành, hẹ tây, tỏi tây, tỏi và hành tăm. Mùi của "hành" là đặc trưng cho cả chi nhưng không phải mọi loài đều có mùi giống nhau.
Cây tỏi (Allium sativum) là một loài trong chi Hành tây (Allium) có nguồn gốc ở Trung Á, có lịch sử sử dụng trên 7.000 năm được biết đến Ai Cập cổ đại , và đã được sử dụng cho mục đích ẩm thực và làm thuốc. Ngày nay tỏi là cây rau gia vị quan trọng ở khu vực Địa Trung Hải, cũng như một gia vị thường xuyên ở Châu Á, Châu Phi, và châu Âu.
Cây tỏi được trồng trên toàn cầu, nhưng Trung Quốc là nhà sản xuất tỏi lớn nhất thế giới với khoảng 13,5 triệu tấn củ tỏi hàng năm, chiếm hơn 80% sản lượng thế tỏi giới. Các nước trồng nhiều tỏi khác là Ấn Độ (4,1%), Hàn Quốc (2%), Ai Cập và Nga (1,6%)…
Ở Việt Nam cây tỏi được trồng ở khắp cả nước. Những vùng trồng tỏi nổi tiếng gồm có Phan Rang – Ninh Thuận, Đảo Lý Nhơn, Quảng Ngãi, Hà Bắc, Hải Hưng...
Có bốn giống tỏi được trồng phổ biến ở Việt Nam là:
- Giống tỏi địa phương: tỏi gié, tỏi trâu trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Năng suất thấp và được trồng rải rác.
- Giống tỏi trắng: Lá xanh đậm to bản, củ to, đường kính củ 4-4,5 cm khi thu hoạch vỏ lụa củ màu trắng. Khả năng bảo quản kém hay bị óp. Năng suất của đạt trung bình 5-8 tấn củ khô/Ha.
- Giống tỏi tía: Lá dày, cứng, màu lá xanh nhạt, củ chắc và cay hơn tỏi trắng. Dọc thân gần củ có màu tía. Khi thu hoạch có màu trắng ngà. Mỗi củ có 10-11 nhánh (tép), đường kính củ 3,5-4 cm. Giống này có hương vị đặc biệt nên được trồng nhiều hơn giống tỏi trắng. Năng suất của đạt trung bình 5-8 tấn củ khô/Ha.
- Giống tỏi tây: Các tỉnh Duyên hải miền Trung thường trồng các giống tỏi nhập nội củ to còn gọi là tỏi tây (Nhóm Allium Porrum L.).
Tỏi là gia vị rất quen thuộc trong đời sống của nhân dân ta. Thường ta thu hoạch vào cuối đông, đầu xuân; có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
5. Mô tả
Tỏi là loài cây thân thảo căn hành sống nhiều năm.
+ Thân: Thân thật là chồi mọc đầu tiên (tép tỏi), thân khí sinh có hình trụ tròn vươn cao, mang phát hoa. Thân thật phía dưới mang nhiều rễ phụ, bẹ lá và chồi (tép tỏi) hình thành thân giả, phần bẹ lá và chồi bó thành khối tạo nên củ (giả). Củ tỏi có nhiều tép. Từng tép tỏi cũng như cả củ tỏi đều có lớp vỏ mỏng bảo vệ.
+ Lá: Phần dưới là bẹ ôm sát chồi bên trong (tép tỏi). Phần phiến lá bên trên cứng, thẳng, dài 15-50cm, rộng 1-2,5cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp.
Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép tỏi; các tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ tỏi tức là thân hành (giò) của tỏi.
+ Hoa: Tỏi có hoa mọc thành cụm trên đầu một trục hình trụ từ than củ kéo dài ra. Cụm hoa là một tán giả hình cầu, màu trắng, đỏ hoặc xanh nhạt. Hoa xếp thành tán ở ngọn thân trên một cán hoa dài 55cm hay hơn. Bao hoa màu trắng hay hồng bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài. Hoa lưỡng tính, thụ phấn nhờ côn trùng. Hoa nở tháng 5-7.
+ Quả: Có một hạt, quả ra tháng 9-10.
Một số loài Allium bị ấu trùng của một số loài nhạy thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera) ăn hại.
6. Thành phần hóa học
a- Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Tỏi tươi
Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz)
Năng lượng
623 kJ (149 kcal)
Carbohydrat
33.06 g
Đường
1.00g
Chất xơ thực phẩm
2.1 g
Chất béo
0.5 g
Protein
6.39 g
- beta-caroten
5 μg (0%)
Thiamin (Vit. B1)
0.2 mg (15%)
Riboflavin (Vit. B2)
0.11 mg (7%)
Niacin (Vit. B3)
0.7 mg (5%)
Axit pantothenic (Vit. B5)
0.596 mg (12%)
Vitamin B6
1.235 mg (95%)
Axit folic (Vit. B9)
3 μg (1%)
Vitamin C
31.2 mg (52%)
Canxi
181 mg (18%)
Sắt
1.7 mg (14%)
Magie
25 mg (7%)
Mangan
1.672 mg (84%)
Phospho
153 mg (22%)
Kali
401 mg (9%)
Natri
17 mg (1%)
Kẽm
1.16 mg (12%)
Selen
14.2 μg
Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ hàng ngày của người lớn.
b- Theo các kết quả phân tích khác
Thành phần trong củ tỏi khoảng 84,09% nước, 13,38% chất hữu cơ, và các chất vô cơ 1,53%, trong khi trong lá tỏi là 87,14% nước, 11,27% chất hữu cơ, các chất vô cơ 1,59%.
Trong củ tỏi tươi hoặc nghiền chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh như: alliin, ajoene, polysulfides diallyl, vinyldithiins, S - allylcysteine , và các enzym , vitamin nhóm B , protein , khoáng chất , saponin , flavonoid , và các sản phẩm phản ứng Maillard không phải là các hợp chất có chứa lưu huỳnh.
Trong củ tỏi có 3 hoạt chất chính là allicin, liallyl sulfide và ajoene. Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Allicin không hiện diện sẳn trong tỏi. Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của phân hoá tố anilaza, chất aliin có sẳn trong tỏi biến thành allicin. Do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao. Một ký tỏi có thể cho ra từ 1 đến 2 gam allicin. Allicin dễ biến chất sau khi được sản xuất ra. Càng để lâu, càng mất bớt hoạt tính. Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất nầy. Đun qua lò vi sóng sẽ phá huỷ hoàn toàn chất allicin.
7. Công dụng
+ Theo Đông y
Tỏi giúp phục hồi alycin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể có tác dụng chống ung thư, giảm cholesterol, giảm huyết áp, có khả năng giết 60 loại nấm độc, đồng thời làm phát triển 20 loại vi khuẩn có ích đối với phụ nữ mãn kinh. Mỗi ngày ăn 1-2 nhánh tỏi rất tốt cho sức khỏe.
+ Theo Tây y
Tác dụng kháng sinh
- Tỏi được sử dụng như là một chất khử trùng để ngăn chặn hoại tử trong Thế chiến I và Thế chiến II.
- Vào năm 1944, Chester J. Cavallito và các đồng nghiệp phát hiện trong khi nghiền nát củ tỏi (Allium sativum) có chất allicin , là một hợp chất kháng sinh và kháng nấm ( phytoncide ).
- Trong củ tỏi có 3 hoạt chất chính là allicin, liallyl sulfide và ajoene. Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Allicin không hiện diện sẳn trong tỏi. Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của phân hoá tố anilaza, chất aliin có sẳn trong tỏi biến thành allicin. Do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao. Một ký tỏi có thể cho ra từ 1 đến 2 gam allicin. Allicin dễ biến chất sau khi được sản xuất ra. Càng để lâu, càng mất bớt hoạt tính. Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất nầy. Đun qua lò vi sóng sẽ phá huỷ hoàn toàn chất allicin. Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế nhiều loại vi trùng gram âm và gram dương như saphylococcus, streptococcus, samonella, V. cholerae, B. dysenteriae, mycobacterium tuberculosis. Tỏi cũng ức chế sự phát triển của nhiều loại siêu vi như siêu vi trái ra, bại liệt, cúm và một số loại nấm gây bệnh ở da hoặc bộ phận sinh dục nữ như candida.
Liallyl sulfide không mạnh bằng allicin. Tuy nhiên, sulfide không hư hoại nhanh như allicin và vẫn giữ được dược tính khi nấu. Giống như allicin, càng giã nhỏ càng sinh ra nhiều sulfide, nếu nấu nguyên củ tỏi sẽ không có hiệu lực.
- Gần đây, nó đã được tìm thấy từ một thử nghiệm lâm sàng một loại nước súc miệng có chứa tỏi tươi 2,5% cho thấy hoạt tính kháng khuẩn tốt, mặc dù phần lớn các tham gia báo cáo một hương vị khó chịu và hôi miệng .
- Củ tỏi được sử dụng như một phương thuốc cho các bệnh nhiễm trùng (đặc biệt ở phổi), rối loạn tiêu hóa, và nhiễm trùng nấm chẳng hạn như tưa miệng. Tỏi có thể được sử dụng như một chất khử trùng vì đặc tính kháng khuẩn và diệt khuẩn của nó.
- Trong nghiên cứu in vitro , tỏi đã được tìm thấy có hoạt tính kháng khuẩn, kháng virus, và chống nấm. Tuy nhiên tác động của chúng không rõ ràng trong cơ thể
- Kháng khuẩn: Các chất Azôene, dianllil disulfide, diallil -trisulfide và các hoạt chất chứa lưu huỳnh khác (được tạo ra khi tỏi tươi giã nát) có khả năng ức chế 70 loại vi khuẩn gram (-) và gram (+) kể cả vi khuẩn bệnh hủi, bệnh lao. Thậm chí nó còn kháng được cả những vi khuẩn đã lờn thuốc kháng sinh thường dùng
Khi phối hợp với cloramphenicol hoặc streftomicin, tỏi làm tăng hiệu lực kháng sinh của chúng.
- Kháng virus: Tỏi có thể ngăn ngừa được một số bệnh gây ra do virus như cúm, cảm lạnh, kể cả virus gây lở mồm long móng bò, ngựa, trâu (mấy năm gần đây Anh quốc và nhiều nước châu Âu đã khốn khổ vì bệnh này).
- Diệt ký sinh trùng và nguyên sinh động vật: Nước ép tỏi có tác dụng chữa bệnh đường ruột do nguyên sinh lamblia intestinalis gây ra. Với lỵ amid do antamocba histolytica gây ra cũng bị diệt ngay ở dịch ép tỏi nồng độ thấp.- Tỏi có tác dụng diệt giun sán như giun đũa, giun kim, giun móc và trứng của chúng. Cần chú ý: quá liều có thể bị tiêu chảy và viêm ruột (dung dịch uống và thụt).
Các tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch
- Tỏi làm giảm triglycerid và cholesterol trong máu tương tự clofibrat.
- Tỏi làm tăng hàm lượng cholesterol tốt (HDL) và giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, chống xơ cứng động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại vi.
- Tỏi có thể làm hạ huyết áp tâm thu từ 20 -30mmHg và hạ huyết áp tâm trương từ 10 - 20mmHg.
- Tỏi chống sinh huyết khối tương đương với aspirin nhưng không có tác dụng phụ có hại như aspirin. Do đó dùng tỏi tươi hoặc chế phẩm tỏi thường xuyên hàng ngày sẽ có tác dụng điều hòa huyết áp, chống bệnh tăng huyết áp; bảo vệ tim mạch chống nhồi máu cơ tim và chống tai biến mạch máu não; đồng thời người bệnh phải thực hiện tốt các điều kiêng kỵ như với bệnh ung thư nói trên.
- Tỏi cũng được đề xuất để giúp ngăn ngừa bệnh tim (bao gồm cả xơ vữa động mạch, cholesterol cao , huyết áp cao ) và ung thư. Nghiên cứu động vật, và một số nghiên cứu ban đầu ở người, đã cho thấy củ tỏi có lợi ích về bệnh tim mạch.
- Một nghiên cứu ở Czech tìm thấy bổ sung tỏi làm giảm sự tích tụ của cholesterol trên thành mạch máu của động vật. Một nghiên cứu khác đã có kết quả tương tự, với tỏi bổ sung làm giảm đáng kể mảng bám cholesterol trên thành động mạch chủ thỏ khi cho ăn thức ăn có cholesterol.
- Một nghiên cứu khác cho thấy bổ sung với chiết xuất tỏi ức chế vôi hóa mạch máu ở bệnh nhân có cholesterol trong máu cao. Nổi tiếng với tác dụng vasodilative của tỏi có thể gây ra bởi chất dị hóa có nguồn gốc từ tỏi polysulfides hydrogen sulfide trong các tế bào hồng cầu. Hydrogen sulfide là một phân tử bảo vệ tim mạch nội sinh tín hiệu tế bào mạch máu.
Tác dụng giảm đường huyết
(không độc hại và chống chỉ định như các thuốc chữa tiểu đường Tây y).
- Tỏi có tác dụng gia tăng sự phóng thích Insulin tự do trong máu, tăng cường chuyển hóa glucose trong gan - giảm lượng đường trong máu và trong nước tiểu (tác dụng tương đương với Tolbutamid, một loại sunfamid chữa tiểu đường type II). Do đó dùng tỏi thường xuyên hàng ngày có thể chữa bệnh tiểu đường type II cho người mắc bệnh từ 3 - 10 năm; đồng thời người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều cấm kỵ với người bệnh tiểu đường (từ bỏ các chất ngọt có chứa đường; thuốc lá; bia rượu; thức ăn chiên rán, quay, nướng; chất béo động vật, cùi dừa, dầu cọ. Hạn chế ăn muối, thịt có màu đỏ, ngũ cốc v.v.).
- Năm 2010, thử nghiệm kiểm soát giả dược , liên quan đến 50 bệnh nhân có thói quen lâm sàng các bản ghi trong thực hành chung tài liệu điều trị tăng huyết áp không kiểm soát được nhưng , kết luận, "thử nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng chiết xuất từ tỏi già cao hơn giả dược trong việc làm giảm huyết áp tâm thu tương tự như các thuốc dòng hiện đầu tiên ở những bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị nhưng không dùng được ".
Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch
Tỏi có tác dụng đáng kể lên hệ miễn dịch; tăng hoạt tính các thực bào lymphô cyte nhất là với thực bào CD4 giúp cơ thể bảo vệ màng tế bào chống tổn thương nhiễm sắc thể ADN; kháng virus; phòng chống nhiễm trùng.
Tỏi đã được sử dụng hợp lý thành công bệnh nhân AIDS để điều trị Cryptosporidium trong một nghiên cứu không kiểm soát được ở Trung Quốc. Nó cũng đã được sử dụng bởi ít nhất một bệnh nhân AIDS để điều trị bệnh toxoplasmosis , một protozoal bệnh.
Tác dụng phòng chống ung thư
Tỏi không chỉ có tác dụng kháng sinh, tác dụng trên hệ tim mạch mà còn có hiệu lực trên tế bào ung thư. Những nghiên cứu của Trung Quốc và Ý được phổ biến trong tạp chí British Journal of Cancer số tháng 3/1993 cũng cho biết tỏi có nhiều hoạt chất có thể ngăn chận sự phát triển của nhiều loại khối u ung thư. Theo các nhà khoa học trường Đại học Pensylvania khả năng ngăn chận khối u ung thư của tỏi liên quan đến các hợp chất S-allyl cysteine, diallyl disulfide và diallyl trisulfide. Một hoạt chất khác ít được nhắc đến là ajoene. Ajoene cũng có tác dụng làm giảm độ dính của máu. Ngoài ra, tỏi còn có hàm lượng khoáng chất selenium, một chất chống oxy hoá mạnh làm tăng khả năng bảo vệ màng tế bào, phòng chống ung thư và bệnh tim mạch của tỏi.
- Tỏi có tác dụng chống lại tiến trình phát triển khối u và ung thư của nhiều loại ung thư khác nhau như: ung thư dạ dày, ung thư cột sống, ung thư phổi, ung thư vú và màng trong tử cung, ung thư kết tràng, ung thư thanh quản, v.v. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm (ăn tỏi thường xuyên hàng ngày từ 5 đến 20 gam tỏi tươi tủy bệnh) đồng thời người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiêng kỵ như từ bỏ thuốc lá; bia rượu; thức ăn nướng - quay - chiên rán. Hạn chế ăn chất béo động vật, cùi dừa, dầu cọ, muối, các loại thịt có màu đỏ (bò, dê lợn v.v).
- Chất phytoalexin (allixin) đã được tìm thấy, một hợp chất nonsulfur với γ- pyrone có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, tác dụng chống ung thư, sự ức chế của DNA B2 aflatoxin ràng buộc, tác dụng dinh dưỡng thần kinh và Allixin cho thấy tác dụng kháng u trong cơ thể , ức chế sự bắt đầu hình thành khối u da TPA và DMBA chuột.
- Các chất tương tự của hợp chất này đã thể hiện tác dụng kháng khối u thúc đẩy trong điều kiện thí nghiệm in vitro. Ở đây, allixin và / hoặc các chất tương tự có thể được dự kiến sẽ là những hợp chất hữu ích cho công tác phòng chống bệnh ung thư hoặc các biện pháp hóa trị đối với các bệnh khác.
Tác dụng với rối loạn tiêu hoá, rối loạn cơ quan:
- Tỏi đặc biệt tốt để phòng tránh các rối loạn men tiêu hóa. Kích thích tiết dịch vị, tiết mật. Phòng tránh các nhiễm khuẩn dạ dày ruột.
- Tỏi có tác dụng trị các chứng rối loạn tiêu hóa do men hoặc do thần kinh gây khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng, bí trung tiện - chống co thắt dạ dày ruột. Có thể giã nát một tép tỏi đắp vào rốn băng kín trong 30 giây đến tối đa 1 phút là khỏi ngay chứng đau bụng trướng, bụng bí trung tiện do thần kinh (phải bỏ ngay bã tỏi đắp ở rốn sau 1 phút để tránh bỏng rộp).
- Tác dụng giải độc kim loại nặng: Tỏi có tác dụng bảo vệ cơ thể chống nhiễm độc các kim loại nặng. Hợp chất sulfur của tỏi là chất giải độc chì mãn tính. Sau khi ăn tỏi hàm lượng chì trong mô gan và mô cơ giảm hẳn; các triệu chứng nhiễm độc giảm đáng kể. Do đó có thể phòng chống bệnh nghề nghiệp nhiễm độc chì cho các công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với các sản phẩm chì như công nhân khai thác và chế biến chì, sản xuất accu chì, súc rửa bồn xăng có pha chì, bằng cách ăn tỏi hàng ngày. Với các trường hợp nhiễm độc kim loại nặng khác như thủy ngân, cadmium và các chế phẩm của chúng như methyl mircury, phenyl mercury. Tỏi có tác dụng ngang với các thuốc giải độc kim loại nặng thường dùng như BAL (Bristish Anti Lewisite) hoặc DMSA (2,3 dimercapto succinic acid).
Các tác động y học khác của tỏi
- Vào năm 1924, tỏi được tìm thấy là một cách hiệu quả để ngăn ngừa bệnh còi , bởi vì hàm lượng vitamin C của nó.
- Tỏi đã được tìm thấy để tăng cường hấp thu thiamin , và do đó làm giảm khả năng phát triển sự thiếu hụt thiamin beriberi.
- Bổ sung tỏi đã được chứng minh để thúc đẩy mức độ testosterone ở chuột được cho ăn một chế độ ăn protein cao.
- Tác dụng bảo vệ gan: Trong các trường hợp nhiễm độc gan, sau khi uống chất chiết tỏi 6 giờ, lượng lipid peroxides cao và sự tích tụ triglycerides trong gan sẽ hạ xuống.
- Tác dụng chống các bệnh đường hô hấp: Tỏi được dùng làm thuốc trị lao khí quản, hoại thư phổi. Ho gà. Thuốc long đàm cho người lao phổi. Trị viêm phế quản mãn tính. Viêm họng.
- Xua đuổi và diệt côn trùng: Nhiều loại côn trùng như dán, muỗi (aedes truyền bệnh sốt xuất huyết, culex truyền bệnh viêm não Nhật Bản) rất sợ mùi tỏi. Tỏi còn giết chết được các ấu trùng muỗi (loăng quăng) với liều lượng rất thấp 25ppm cho các chất chiết hoặc 2ppm cho dầu tỏi. Vì vậy nếu bạn để củ tỏi tươi trong tủ đựng thức ăn thì sẽ không có dán chui vào.
- Tác dụng chống nhiễm độc chất phóng xạ: Tỏi làm tăng thải trừ các chất đồng vị phóng xạ và giảm sự tích đọng các chất đồng vị phóng xạ trong cơ thể.
- Tác dụng giải độc nicotin mạn tính: Tỏi là một loại thuốc giải độc nicotin mạn tính cho người nghiện thuốc lá và công nhân sản xuất thuốc lá rất hữu hiệu; chí ít cũng làm giảm cơn nguy cấp ở tim, động mạch và các rối loạn chức năng ruột của người bệnh.
Cảnh báo những ảnh hưởng có hại và chất độc của tỏi!
- Tỏi được biết là gây ra chứng hôi miệng , cũng như gây ra mồ hôi để có một mùi hăng của tỏi, là do methyl allyl sulfide (AMS). AMS là một chất lỏng dễ bay hơi được hấp thu vào máu trong quá trình trao đổi chất của tỏi có nguồn gốc từ hợp chất lưu huỳnh, từ máu đi đến phổi (và từ đó đến miệng, gây hôi miệng, xem hơi thở tỏi ) và da, nơi nó được tiết ra qua các lỗ chân lông da. Làm sạch da bằng xà phòng chỉ là một giải pháp một phần và không hoàn hảo để mùi hôi. Các nghiên cứu đã chỉ ra nhấm nháp sữa cùng một lúc như tỏi tiêu thụ đáng kể có thể trung hòa hơi thở hôi. Tỏi trộn với sữa trong miệng trước khi nuốt làm giảm mùi tốt hơn so với uống sữa sau đó.
- Trong một nghiên cứu cho chuột ăn tỏi tươi, chất allicin tạo ra phản ứng dẫn truyền thần kinh (TRPA1) trong tủy sống, kích hoạt thần kinh dãn mạch, thể hiện triệu chứng đau và viêm…Chất allicin chỉ có trong củ tỏi tươi và bị mất đi khi bị nấu chín.
Một số người bị dị ứng với tỏi và các loại cây trồng khác trong họ Hành tỏi (Allium). Các triệu chứng có thể bao gồm ruột kích thích, tiêu chảy , loét miệng và họng, buồn nôn , khó thở, và trong một số trường hợp hiếm gặp, sốc phản vệ do các chất có trong tỏi như: diallyl disulfide, allylpropyldisulfide, allylmercaptan và allicin đều có trong củ tỏi. Những người bị dị ứng tỏi thường nhạy cảm với nhiều loài thực vật trong họ Hành tỏi bao gồm hành, tỏi, hẹ, tỏi tây, hẹ tây, hoa loa kèn vườn, gừng, và chuối.
- Tỏi làm giảm kết tập tiểu cầu (như dùng aspirin ), điều này đã gây ra số lượng rất cao các chất bổ sung tỏi và tỏi được liên kết với tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai và sau khi phẫu thuật và sinh con, mặc dù số lượng ẩm thực an toàn cho tiêu thụ.
- Dùng tỏi đắp vào các vết thương như mụn, có thể làm bỏng da cục bộ, nhất là đối với trẻ em, việc dùng tỏi đắp vào các khoang cơ thể không được khuyến khích. Đặc biệt, chuyên đề ứng dụng của tỏi liệu với trẻ nhỏ là không nên.
- Tỏi có thể tương tác với warfarin , antiplatelets , saquinavir , thuốc hạ huyết áp , thuốc chẹn kênh canxi , quinolone , các thuốc kháng sinh như Cipro , và thuốc hạ đường huyết , cũng như các loại thuốc khác. Thành viên của họ hành tỏi có thể là độc hại đối với chó mèo. Một số mức độ nhiễm độc gan đã được chứng minh ở chuột khi số lượng vượt quá mức tiêu thụ bình thường.
Kết luận: Tỏi có nhiều giá trị dược liệu, nhưng không phải là bài thuốc vạn năng cho các chứng bệnh. Những kết quả trên đang trong quá trình nghiên cứu, có nhiều kết luận và phản biện khác nhau.
Khi dùng tỏi làm thuốc hoặc dùng thuốc từ tỏi phải có sự hướng dẫn và cụ thể của bác sĩ!
c- Các công dụng khác của tỏi
+ Theo mê tín và tôn giáo:
- Ở Châu Á trong dân gian tin rằng củ tỏi có tác dụng trừ bùa mê, do đó ở các cửa hàng buôn bán thường để những bó củ tỏi ngay bàn thờ Ông địa (kể cả các tiệm vàng) để phòng ngừa kẻ gian dùng bùa mê để lừa gạt tiền bạc, của cải của chủ nhân.
- Ở Châu Âu trong dân gian cho rằng củ tỏi có tác dụng xua đuổi ma quỷ, người sói và ma cà rồng. Do đó củ tỏi được treo ở cửa sổ hay gần nơi ổ khóa, ống khói để trừ tà.
-Theo từ điển Cassell về mê tín, trong Thần thoại Hồi giáo có kể rằng dùng tỏi có tác dụng xua đuổi quỷ Sa-tan.
- Ấn Độ giáo và Kỳ Na giáo xem tỏi có kích thích dục vọng. Một số người Hindu sùng đạo thường tránh sử dụng tỏi và hành trong thực phẩm cho các lễ hội và các sự kiện tôn giáo.
- Tôn giáo Jain tránh ăn tỏi và hành tây trong các bửa ăn hàng ngày.
- Phật giáo truyền thống xem tỏi là 1 trong năm chất "gia vị cay" có tính kích thích tình dục, gây ảnh hưởng cho thực hành thiền định .
Trong một số Phật giáo truyền thống, tỏi cùng với các năm khác "gia vị cay" - được hiểu để kích thích ổ đĩa tình dục và tích cực để gây thiệt hại cho thực hành thiền định .
+ Các sản phẩm hóa học từ tỏi
- Ở Trung Quốc dùng dịch ép của tỏi làm chất kết dính trong vá thủy tinh và đồ sứ. Chế phẩm thân thiện với môi trường polysunfit này được chấp thuận cho sử dụng trong liên minh Châu Âu.
- Tinh dầu tỏi được chế thành thuốc BVTV để xua đuổi ruồi đục quả, thuốc diệt tuyến trùng, thuốc diệt ve bét trên vật nuôi và thuốc trừ sâu ở một số nước.
Các bài thuốc từ cây tỏi
1- Bài thuốc trị lao phổi:
+B ài Đại toán hợp tễ: Tỏi 13 múi, Bạch cập 3g, Gạo nếp 30g. Nấu sôi tỏi 1 phút (tỏi nửa chín nửa sống, chín quá không tác dụng) lấy ra cho nếp vào nấu thành cháo, cho tỏi vào cùng bột Bạch cập vào khuấy đều cho uống một lần, mỗi ngày 1 lần, một liệu trình là 15 ngày. Thường dùng 1 - 3 liệu trình có kết quả. (theo Đinh Đào Sanh -Tạp chí Trung y Hà bắc,1987).
+ Dùng Tỏi bóc sạch vỏ 15g cho vào nồi chưng: hết cay là được, chia ăn hết trong ngày. Đồng thời cho uống Rimifon 300mg/ngày, một liệu trình 2 tháng. (theo Đinh Đào Sanh -Tạp chí Trung y Hà bắc,1987).
+ Bài thuốc chống lao nặng: Trường hợp nhiễm độc nặng gia uống bài thuốc chống lao (Sinh địa, Huyền sâm, Bắc sa sâm, Bản lam căn, Trắc bá diệp, Hạ khô thảo). Đã dùng trị 19 ca bệnh nhân nhờn thuốc chống lao, kết quả rõ 74%, có kết quả 21%, không kết quả 5%; trong đó có 12 ca lao hang có 6 ca liền, 5 ca nhỏ lại và 1 ca không khỏi (theo Báo cáo của Đinh Đào Sanh về trị lao phổi thể thâm nhiễm bằng tỏi - Tạp chí Trung y Hà bắc,1987).
2- Trị nấm phổi: Tỏi sống 6-9g, dùng nước lạnh rửa sạch, giã nát, cho vào nước sôi 60ml ngâm trong 1 giờ bỏ bã uống nước, chia nhiều lần uống trong ngày, là liều lượng cho trẻ 1 tuổi, những lứa tuổi khác có giảm trị 28 ca bình quân dùng thuốc từ 7 - 18 ngày khỏi (theo Lưu vạn Triều, Báo cáo điều trị nấm phổi trẻ em bằng uống tỏi - Báo Trung cấp Y 1987).
3- Trị ho gà: Dùng Toán bộ hợp tễ (Tỏi vỏ tím, Bách bộ, Tử uyển đều 30g). Nước tỏi để nguội, sắc Tử uyển, Bách bộ lấy nước bỏ xác, cho đường cô thành sirô, giã nước tỏi uống. (theo Tạp chí Trung y năm 1985).
4. Trị lipid huyết cao: Dùng nang Tinh dầu tỏi, ngày 3 lần, mỗi lần 2 - 3 nang, lượng mỗi ngày 0,12g (tương đương thuốc sống 50g), một liệu trình 30 ngày. Đã trị 274 ca nhận xét thuốc có tác dụng hạ lipid huyết, tăng cao HDL cholesterol, giảm hàm lượng Fibrinogen trong huyết tương (Tạp chí Trung y năm 1985).
5- Trị viêm cầu thận cấp: Dùng Tỏi vỏ tím 250g bỏ vỏ, Dưa hấu chín 1 quả (khoảng 3 - 4kg) móc 1 lỗ miệng hình tam giác, cho hết tỏi vào đậy nắp lại, cắt bỏ vỏ cứng bên ngoài cho vào nồi nấu chín, ăn hết cả quả dưa và tỏi chia nhiều lần trong ngày, vỏ cứng sắc nước uống thay nước chè. Đã trị 21 ca: khỏi 14, tốt 5, không khỏi 2 (Báo cáo của Trương Học An, Báo Trung y Hồ bắc 1986).
6- Trị sói đầu: Dùng nước tỏi vỏ đỏ tươi 3 phần, glycerin 2 phần (tỷ lệ theo trọng lượng 3:1), trộn đều xát vào chỗ bệnh, ngày 2 - 3 lần, uống thêm Bổ trung ích khí. Đã trị 856 ca khỏi trong thời gian từ 17 - 46 ngày uống thuốc (theo Kim Trần Đồng, Báo Cát lâm Y học 1985).
7- Dự phòng cảm mạo, cảm cúm: Giã tỏi vắt lấy nước cốt, pha thêm nước sôi để nguội, tỷ lệ bằng nhau. Dùng dịch tỏi này nhỏ mũi. (theo kinh nghiệm dân gian).
8- Trị cảm lạnh, ho, viêm họng, sổ mũi, ho hen: Giã tỏi nát xoa ngực cho nóng lên. Ngày làm 2-3 lần. (theo kinh nghiệm dân gian).
9- Chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang: Giã tỏi vắt lấy nước cốt trộn với dầu vừng (hoặc mật ong) nửa nọ, nửa kia, rửa mũi bằng nước muối, lau sạch, lấy bông thấm thuốc nhét vào mũi. (theo kinh nghiệm dân gian).
10- Chữa chảy máu cam: Giã 2-3 tép tỏi đắp vào gan bàn chân, tại huyệt dũng tuyền (ở lòng bàn chân, từ ngón chân giữa kéo thẳng xuống bằng 3 ngón tay 2,3,4 khép kín, chỗ lõm giữa 2 mô cao dày của dưới ngón chân cái và ngón chân út). Nếu chảy máu cam lỗ mũi phải thì đắp gan bàn chân trái và ngược lại... Nếu chảy cả 2 lỗ mũi thì đắp cả 2 gan bàn chân. Hết chảy máu thì bỏ tỏi rửa sạch bàn chân. (theo Thực phẩm-Sức khỏe).
11- Trị ho lâu ngày, viêm khí quản mạn: Dùng 500g tỏi bóc vỏ, cho 50g muối để muối tỏi. Sau 3 ngày lấy ra hong khô, ngâm với giấm ăn, cho một ít đường, ngâm 2-3 ngày thì ăn được. Sáng sớm và tối trước khi đi ngủ ăn 1-2 tép tỏi và uống một ít giấm tỏi. Ăn 15 ngày nghỉ 3 ngày lại ăn tiếp sẽ khỏi bệnh. (theo Thực phẩm-Sức khỏe).
12- Chữa lỵ, đi ngoài (phúc tả): Dùng 5 củ tỏi to bóc vỏ, củ cải 20g. Nước vừa đủ sắc uống hàng ngày. (theo Thực phẩm-Sức khỏe).
13- Hỗ trợ trị bệnh tim mạch: Tỏi làm giảm độ kết dính của tiểu cầu nên tránh được các cục máu đông gây tắc mạch máu, bệnh mạch vành và xơ vữa động mạch, nhờ làm giảm nồng độ cholesterol xấu (LDL) và làm tăng nồng độ cholesterol tốt (HDL) (theo Thực phẩm-Sức khỏe).
14- Hỗ trợ chữa tiểu đường: Tỏi làm giảm đường trong máu và làm tăng sự bài tiết insulin - nội tiết tố điều hòa lượng đường trong cơ thể... (theo Thực phẩm-Sức khỏe).
15- Chữa viêm khớp, đau khớp: Tỏi và lá lốt đun sôi để xông. Sau đó ngâm khớp tay chân đau. Nếu đau lưng, đầu gối thì lấy khăn nhúng nước thuốc nóng để chườm. Ngày làm 2 lần sáng và tối. (theo Thực phẩm-Sức khỏe).
16- Chữa chứng tiểu tiện khó ở người già: Lấy 1 củ tỏi, bỏ vỏ, giã nhỏ rồi đắp vào rốn (thấy nóng quá thì bỏ ra). (theo Thực phẩm-Sức khỏe).
17- Chữa sưng vú: Lấy 50-100g tỏi giã nhỏ trộn với bột mì, đường đỏ, trộn đều với nước ấm đắp nơi sưng.
18- Chống rụng tóc: Rụng tóc từng đám hay từng mảng đầu thì dùng tỏi bóc sạch vỏ nghiền nhuyễn được một chất dịch như cháo, đắp chất lỏng này lên chỗ tóc rụng, để 2 giờ, sau đó gội đầu thật sạch bằng xà phòng tắm hoặc nước gội đầu. Mỗi ngày làm 1 lần, liên tục trong 7-10 ngày. Nghỉ 10 ngày lại làm tiếp đợt 2.
Để làm tóc mọc tốt và đầu sạch gàu, mỗi tuần làm 1 lần, trước khi gội đầu 2 giờ, đắp tỏi nghiền nát, hoặc nước tỏi ép lên da đầu. Nếu tóc khô thì trộn nước tỏi với bất kỳ loại dầu thực vật nào, tỷ lệ bằng nhau. Còn tóc nhờn thì không cần dầu. Làm liên tục 2-3 tháng có kết quả tốt. (theo Thực phẩm-Sức khỏe).
19- Phòng và trị cúm: Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50g nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2 hay 3 giọt, ngày 2 hoặc 3 lần. (theo Lương y Võ Hà-ykhoa.net).
20- Rửa vết thương, chỗ lở loét: Pha loãng 1 phần dịch tỏi và 10 phần nước cất, thêm 2% cồn để bảo quản. Kinh nghiệm của bác sĩ Taghiep (Nga) cho biết dùng nước tỏi chữa nhiễm trùng do bỏng sau 12,5 ngày thì lành trong khi điều trị với penicillin và sulfamid phải mất 14,5 ngày. (theo Lương y Võ Hà-ykhoa.net).
21- Chữa đau răng: Giã nát 2 tép tỏi trộn với một chút nước ấm. Đợi khoảng 10 phút sau, dùng một que tăm tẩm dịch tỏi thấm đều chung quanh chỗ đau. (theo Lương y Võ Hà-ykhoa.net).
22- Chữa mụn cóc, chai chân: Giã nát 2 tép tỏi, dán gọn vào chỗ bị chai và để qua đêm. (theo Lương y Võ Hà-ykhoa.net).
23- Chữa viêm họng: Giã nát 2 tép tỏi, trộn 1 phần tỏi và 3 phần hành lá, buộc vào huyệt Hợp cốc ở bàn tay. Để qua đêm. Dịch tỏi sẽ thấm qua da và kích thích mạnh vào huyệt có tác dụng “tả”để chữa viêm họng. Hành lá có tác dụng làm giảm độ nóng để tránh phồng da. (Úp bàn tay xuống, xoè rộng 2 ngón tay trỏ và ngón tay cái, huyệt hợp cốc nằm trên mặt lưng của bàn tay, ở chỗ lõm giữa 2 xương ngón tay cái và ngón tay trỏ.). (theo Lương y Võ Hà-ykhoa.net).
24- Kiện Tỳ, bổ khí, sinh tinh, chữa áp huyết thấp: Gà hấp cách thuỷ với tỏi. Dùng 1 con gà khoảng nửa ký, 40g tỏi thái mỏng, nửa chén rượu vang, gia vị vừa đủ. Gà làm sạch, bỏ lông và nội tạng. Hấp cách thuỷ, ăn trong ngày. Không dùng cho người thể tạng nhiệt, nóng sốt hoặc đang bị các chứng viêm nhiễm đang phát triển. (theo Lương y Võ Hà-ykhoa.net).
25- Ăn tỏi làm tăng phong độ của đàn ông: Báo The Times of India dẫn lời các chuyên gia Ấn Độ cho biết ăn tỏi rất tốt cho sức khỏe. Tỏi chứa hơn 100 chất có ích cho cơ thể. Ngoài ra, tỏi còn là một loại thuốc tuyệt vời cho đấng mày râu khi giúp cải thiện bản lĩnh đàn ông nhờ có tác dụng tăng lượng máu luân chuyển. (theo TNO).
Lưu ý!Do có tính nóng và tác dụng hành khí mạnh, cẩn thận khi dùng tỏi cho người đang có thai, đang nóng sốt, nhiễm trùng chân răng, viêm xoang. Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người. Ngoài ra, người sắp được phẫu thuật không nên dùng tỏi vì tỏi có khả năng làm thay đổi ảnh hưởng của các thuốc chống đông máu được dùng trong giải phẫu. Một nghiên cứu còn cho biết dùng tỏi có thể gây phản ứng phụ nguy hiểm đối với những người đang điều trị HIV/AIDS. (theo Lương y Võ Hà-ykhoa.net).