RAU HÚNG QUẾ

Cập nhật: 10h24 | 05/09/2013

Theo Đông y, cây húng quế có mùi thơm, vị cay, tính ấm, có tác dụng kích thích sự hấp thụ, mát máu, giảm cảm giác hồi hộp, giảm đau nhức, nhức đầu hay ói mửa, làm ra mồ hôi, lợi tiểu,

RAU HÚNG QUẾ

1. Tên gọi khác: Rau quế, húng giổi, é quế, húng chó

2. Tên tiếng Anh: Basil, Sweet Basil,

3.Tên khoa học: Ocimum basilicum L.

-Tên đồng nghĩa:Ocimum americanum (Jacq.), O. barrelieri, O. basilicum glabratum, O. basilicum majus, O. bullatum, O. thyrsiflorum, Plectranthus barrelieri.

Phân loại thực vật

Bộ (ordo):

Hoa môi (Lamiales).

Họ (familia):

Hoa môi (Lamiaceae).

Chi (genus):

Húng quế (Ocimum).

Loài (species):

Ocinnum  basilicum

 

Các loài tương cận

-É trắng, trà tiên Ocimum basilicum pilosum.

-Húng tía, húng lá đỏ Ocimum basilicum purpureum.

-Húng chanh Ocimum x citriodorum.

-Hương nhu, hương nhu trắng Ocimum gratissimum gratissimum.

-Hương nhu, é lá to Ocimum gratissimum macrophyllum.

-É sạ Ocimum polystachyon.

-Húng Uruguay Ocimum selloi.

-É rừng, é tía, é đỏ, hương nhu tía, é to  Ocimum tenuiflorum L.

4. Phân bố

Chi Húng quế hay Chi É (Ocimum) là một chi thực vật có khoảng 35 loài cây thân thảo hay cây bụi sống một năm hoặc lâu năm có hương thơm, thuộc về họ Hoa môi (Lamiaceae), có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm của Cựu Thế giới.

Cây húng quế (Ocinnum  basilicum) có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc và hiện nay được trồng ở nhiều nước nhiệt đới và cả ôn đới để làm rau gia vị và cất tinh dầu. Hiện nay cây húng quế trở thành cỏ dại ở một số nước ôn đới.

Ở Việt Nam cây húng quế mọc hoang dại và được trồng trong khắp cả nước. Ở phía nam như Ninh thuận, Bình Thuận, Cà Mau, Bạc Liêu...

5. Mô tả

Húng quế (Ocimum basilicum), là một loài rau thơm thân thảo đa niên mọc hoang hoặc được trồng làm gia rau gia vị và làm thuốc.

+ Thân: Cây thân thảo, sống hằng năm, thân nhẵn hay có lông, thường phân cành ngay từ dưới gốc, cao 50-60cm.

+ Lá: Lá mọc đối có cuống, phiến lá hình thuôn dài, có thứ màu xanh lục, có thứ màu tím đen nhạt.

+ Hoa: Hoa nhỏ màu trắng hay hơi tím, mọc thành chùm đơn hay phân nhánh, với những hoa mọc thành vòng 5 đến 6 hoa một. Cây húng quế trổ hoa vào khoảng tháng 7 đến tháng 9.

+ Quả: Quả chứa hạt đen bóng, khi ngâm vào nước nó có chất nhầy màu trắng bao quanh 

+ Hạt: Hạt đen, nhỏ, khi ngâm nước vỏ hạt nở ra một lớp màu trắng trương nước như hột é.

Húng quế châu Âu (basil) có mùi hăng đậm, tường dùng làm gia vị cho các món như mì, sa-lát, thịt nướng, làm các loại xốt cà chua, xốt pho mát, xúp cà chua, xúp pho mát....

Húng quế Việt Nam mùi dịu nhẹ hơn húng quế Châu Âu. Húng chó lá to thường được ăn kèm với dồi, lòng lợn, tiết canh, thịt vịt...

6. Thành phần hóa học

Trong cây húng quế có từ 0,4 đến 0,8% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm nhẹ dễ chịu, có hàm lượng tinh dầu cao nhất lúc cây đã ra hoa. Tinh dầu có mùi thơm của Sả và Chanh. Trong tinh dầu có linalol (60%), cineol, estragol methyl - chavicol (25-60-70%) và nhiều chất khác.

7. Công dụng

Theo Đông y, cây húng quế có mùi thơm, vị cay, tính ấm, có tác dụng kích thích sự hấp thụ, mát máu, giảm cảm giác hồi hộp, giảm đau nhức, nhức đầu hay ói mửa, làm ra mồ hôi, lợi tiểu,

Theo nghiên cứu của Tây y, Húng quế có tác dụng kháng sinh phi thường.

Tinh dầu cây húng quế có chứa chất chống ô-xy hóa mạnh có thể làm chậm quá trình lão hóa. Chúng còn giúp phòng một số bệnh ung thư, ngăn ngừa sự phát triển của một số vi khuẩn gây bệnh, chống viêm. Tinh dầu này còn có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các yếu tố độc hại từ môi trường, thư giãn tinh thần, chống stress, trầm cảm và là một liệu pháp dưỡng da, dưỡng ẩm cho tóc.

Ngoài ra, Húng quế còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng, nhất là magnesium (Mg), rất tốt cho cơ bắp và tim mạch. Khả năng dưỡng da, làm đẹp của dầu húng quế càng không phải bàn cãi vì chữa trị mụn trứng cá và bệnh vẩy nến rất tốt. Tây y cũng khuyên dùng.

Ăn một nắm lá tươi, tình trạng sưng khớp sẽ giảm đến 75% chỉ sau 24 giờ. Không gây tác dụng phụ như đau dạ dày và rát ruột, người bệnh có thể ăn húng quế hàng ngày. Không chỉ giúp cho khớp xương hoạt động tốt, Húng quế còn là thuốc giảm đau đa năng.

Người ta còn kể rằng các cụ ngày xưa hay hái cành Húng mà giắt vào tai để tránh đau đầu, trầm cảm, đau nửa đầu. Ăn Húng quế hàng ngày còn trị được cảm lạnh, cúm, ho gà, hen suyễn, viêm phế quản và viêm xoang, làm giảm lượng đường và cholesterol trong máu.

Một số bài thuốc từ cây húng quế

1-Trị mỡ trong máu hay glucose huyết cao: lấy 10 g (2 - 3 muỗng cà phê vun) hột húng quế hay hột É đem hãm với nước sôi cùng ít đường hay mật ong rồi uống mỗi 2 bữa ăn trong ngày. Dùng liên tục nhiều ngày và theo dõi cholesterol và đường huyết (theo DS. Phan Bảo An –và DS. Phan Chi).

2-Trị táo bón: hột húng quế hay hột É 5 - 10 g, rau Mồng tơi 50 g. Đem cả hai nấu canh để ăn (theo DS. Phan Bảo An –và DS. Phan Chi).

3-Trị viêm họng: Húng quế 20 g, củ Rẻ quạt 6 g, Gừng tươi 5 lát. Đem tất cả nấu lấy nước, và chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày. Dùng 5 - 7 ngày liền(theo DS. Phan Bảo An –và DS. Phan Chi).

4-Trị đầy bụng: Húng quế 20 - 30 g, Gừng tươi 5 lát, đem sắc lấy nước dùng trong ngày.

5-Trị thiếu sữa: sắc một nắm lá Húng quế trong 1 lít nước, dùng uống mỗi ngày 2 ly (theo DS. Phan Bảo An –và DS. Phan Chi).

6-Trị mẩn ngứa, dị ứng: lá, hoa, trái, hạt Húng quế 1 nắm, giã nhỏ, lấy nước uống và lấy bã xát lên chỗ đau (theo DS. Phan Bảo An –và DS. Phan Chi).

7-Trị đau răng: lấy vài nhánh Húng quế nhai sống. Có thể giã nát Húng quế trước rồi bôi vào chỗ đau (theo DS. Phan Bảo An –và DS. Phan Chi).

Trong các bài thuốc trên, nếu cộng thêm một nắm rau É tía (Hương nhu tía) càng tốt.(theo DS. Phan Bảo An –và DS. Phan Chi).

   8-Trị mệt mỏi đồng thời kích thích sự thèm ăn:  Đem một nhúm lá húng quế ngâm vào nước sôi khoảng 10 phút, bỏ thêm mật ong vào để tạo vị, uống nước này sẽ giúp thèm ăn và xua tan mệt mỏi.  (theo DS Nguyễn Bá Huy Cường -ĐH Dược Murdoch – Úc).

 

 

Tin cùng chuyên mục

  • SEN (05/09/2013)