RAU TRAI

Cập nhật: 10h24 | 05/09/2013

Ở Nam Bộ cây rau trai là loại cỏ dại trên cạn mọc khắp nơi trên đất có độ ẩm cao và ngay cả dướt tán lá thưa.

RAU TRAI

 1. Tên gọi khác: Rau trai thường,

2. Tên tiếng Anh: Asiatic dayflower.

3. Tên khoa học: Commelina communis  L.

-Tên đồng nghĩa :

 Phân loại thực vật

Bộ (ordo):

Thài lài (Commelinales).

Họ (familia):

Thài lài (Commelinaceae).

Phân họ (subfamilia):

Thài lài (Commelinoideae).

Tông (tribus):

Thài lài (Commelineae).

Chi (genus):

Rau trai (Commelina).

Loài (species):

Commelina communis  L.

4. Phân bố

Chi Thài lài (Commelina) có khoảng 170 loài, thường được gọi là dayflowers (hoa ngày) do cuộc sống ngắn ngũi của hoa của chúng. Đây là một chi xa lớn nhất của họ Thài lài (Commelinaceae).

Các loài trong Chi Thài lài (Commelina ) có thể là cây hàng năm hoặc lâu năm. Chúng được đặc trưng bởi thân lá có nhiều mạch rộng chứa chất lỏng nhầy.

Rau trai Châu Á- Asiatic dayflower hay rau trai thường (Commelina communis  L.) là loài điển hình trong Chi Thài là (Commelina). Nó có nguồn gốc trong phần lớn của Đông Á và các bộ phận phía Bắc của khu vực Đông Nam Á . 

Tại Trung Quốc rau trai được đặt tên là yazhicao “cỏ chân vịt”, tại Nhật Bản tên là tsuyukusa “sương thảo mộc”.

Hiện nay rau trai phân bố khắp Châu Á, Châu Phi và là thực vật xâm lấn phát triển ở một số bộ phận của Châu Âu và khắp miền Đông Bắc Mỹ.

Một vài loài rau trai khác, chẳng hạn như loài rau trai trắng (Commelina benghalensis ), có nguồn gốc Nam Á được người dân ăn như một loại rau ăn lá ở khu vực Đông Nam Á và Châu Phi.

Ở Việt Nam có nhiều loài rau trai mọc hoang dại và chủ yếu là loài rau trai thường (Commelina communis).

Ở các tỉnh Nam Bộ rau trai được dùng làm rau luộc để chấm với nước thịt, cá kho trong bửa cơm đạm bạc ở đồng quê.

5. Mô tả

Rau trai thường (Commelina communis) là một cây thân thảo hàng năm trong họ rau trai. Loài thực vật này còn có tên là rau trai ăn, rau trai thường, cỏ lài trắng, thuộc họ thài lài.

Rau trai mọc nhiều ở nơi đất ẩm, ruộng vườn của các tỉnh đồng bằng, miền núi.

Cây cao 25-50cm, lông mềm, rễ dạng sợi mọc ở đốt, thân phân nhánh thường ngả xuống, lá thuôn hay hình ngọn giáo, có bẹ ở gốc dài 2-10 cm, rộng 1-2 cm, không cuống.

Cụm hoa xim không cuống, hoa màu xanh lơ có những lá bắc dạng mo bao quanh nom như con trai, trong mỗi mo có 2 hoa. Hoa có 3 lá đài màu xanh và 3 cánh hoa màu xanh lơ. Quả nang thường bao bởi bao hoa, thuôn hay gần hình cầu, có 4 hạt. 

Hoa nở tháng 5-9, quả chín tháng 6-11.

Thành phần hóa học

Thàng phần chất khô rong cây rau trai có 21,15% cellulose, tro 12,8%, protein 7,8 % protein, lipid 0,90 %, các dẫn xuất phi protein 59,75%.

Trong cây có delphin, commelinin, flavocommelin, awobanin. Hạt chứa dầu béo. 

6. Công dụng

Ở Nam Bộ cây rau trai là loại cỏ dại trên cạn mọc khắp nơi trên đất có độ ẩm cao và ngay cả dướt tán lá thưa.

Thân và lá của cây rau trai được dùng trong một số bài thuốc.

7. Các bài thuốc từ cây rau trai

Theo đông y rau trai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, có tác dụng giải nhiệt, kháng sinh, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng; thường được dùng toàn cây để làm thuốc. Có thể dùng tươi hay khô, được dùng để chữa các bệnh: cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm amiđan cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, phù thũng.

Sau đây là các bài thuốc từ cây rau trai :

1- Chữa viêm họng, viêm amiđan cấp: Rau trai tươi 30 g sắc uống, ngày 1-2 lần, uống 3-4 ngày; có thể dùng 90-120 g giã nát chắt nước uống hằng ngày (cho thêm một chút muối) (theo BS Huy Tú).

2-Chữa viêm ruột, kiết lỵ: Rau trai tươi 30-40 g sắc uống trong 3-5 ngày (theo BS Huy Tú).

3-Chữa viêm cầu thận cấp, phù thũng, đái ít: Rau trai 30 g, cây cỏ xước 30 g, bông mã đề 30 g. Sắc uống thường xuyên hằng ngày. (theo BS Huy Tú).

4-Chữa phong thấp, viêm khớp, phù tim: Rau trai 40 g thái nhỏ, hạt đậu đỏ 40 g, nấu chín ăn hằng ngày (ăn cả cái lẫn nước) (theo BS Huy Tú).

5.Chữa rắn cắn: Rau Trai 16g rửa sạch, nhai nuốt nước, bã đắp lên chỗ rắn cắn, ngày làm 1-2 lần.

6-Bài thuốc chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị:

1.Cảm cúm, viêm nhiễm phần trên đường hô hấp;

2.Viêm amygdal cấp, viêm hầu họng;

3.Phù thũng, nhiễm khuẩn đường niệu và sinh dục;

4.Viêm ruột thừa cấp, kiết lỵ.

Liều dùng 30-40g, dạng thuốc sắc.Dùng ngoài trị viêm mủ da, giải chất độc do rắn rết, bò cạp cắn đốt đau buốt và đầu gối, khớp xương bị sưng đau; lấy cây tươi giã đắp (theo BS Huy Tú).

 

 

Tin cùng chuyên mục