Theo đông y, cây rau ngỗ (tên Miền Nam) hay ngỗ trâu (tên Miền Bắc) vị đắng, tính mát, mùi thơm, không độc; có tác dụng thông hoạt trung tiện, tiểu tiện, mát huyết, cầm máu. Cây rau ngổ được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, cầm máu băng huyết, thổ huyết, hạt dùng trị bệnh về gan mật và thần kinh.
CÂY RAU NGỔ
1. Tên gọi khác: Ngổ trâu, ngổ cộng, ngổ đắng, ngổ đất. 2. Tên khoa học: Enydra fluctuans Lour. 3. Mô tả Rau ngỗ (Ngỗ trâu) mọc trên đất ẩm và bò dưới nước, sống nổi trên mặt nước. + Thân: Thân dài hàng mét, thân hình trụ nhẵn không lông, phân cành nhiều, có mắt, không lông. + Rể: Rể chùm, rể gốc mọc trong đất ẩm, rể đốt mọc trong nước, bám nhiều bùn. + Lá: Lá rau ngổ dài, mọc đối hay từng ba cái một, không cuống, phía dưới ôm vào thân, mép có răng cưa, dài khoảng 5 cm, rộng 6-10 mm, phiến hẹp, nhọn, bìa có răng thưa. + Hoa: Cụm hoa hình đầu, không cuống, hoa mọc ở nách lá, hay ngọn, có màu trắng hoặc lục nhạt; 4 lá bắc hình trái xoan. Toàn hoa ống, hoa ngoài là hoa cái hình thìa lìa, có tràng và chia 3 thùy, hoa trong lưỡng tính, hình ống có tràng hoa xẻ 5 răng. Nhị 5, bao phấn có tai nhọn và ngắn. Bầu hình trụ cong. Cây ra hoa từ tháng 11-12 đến tháng 4 năm sau. Quả: Quả bế không mào lông. 4. Phân bố Rau ngỗ (tên Miền Nam) còn được gọi là ngỗ trâu (tên Miền Bắc) là loài thực vật có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau này lan rộng khắp Châu Á. Rau ngỗ (tên Miền Nam) thuộc Họ cúc (Asteraceae). Cần phân biệt với rau ngỗ (tên Miền Bắc) chỉ loài rau om ở Miền Nam thuộc Họ Mã Đề (Plantaginaceae). Rau ngổ mọc nhiều ở các ao hồ tại Việt Nam. Ngoài ra còn thấy có ở Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc. Ở Nam Bộ, cây rau ngổ (ngổ trâu) mọc hoang dại trong các đầm lầy ngập nước, kể cả trong các ao tù nước đọng. Thành phần hoá học Rau ngổ có các thành phần như sau: nước 92,2%; protein 1,5%; lipid 0,3%; collulose 2,0%; dẫn xuất không protein 3,8%; khoáng toàn phần 0,8%. Còn có các caroten, vitamin B và vitamin C. Cây khô chứa tinh dầu 0,2% stigmastero, 0,05% và một lượng nhỏ một chất đắng là enydrin. Có tác dụng thông hoạt trung tiện, tiểu tiện, mát huyết, cầm máu. 5. Công dụng Theo đông y, cây rau ngỗ (tên Miền Nam) hay ngỗ trâu (tên Miền Bắc) vị đắng, tính mát, mùi thơm, không độc; có tác dụng thông hoạt trung tiện, tiểu tiện, mát huyết, cầm máu. Cây rau ngổ được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, cầm máu băng huyết, thổ huyết, hạt dùng trị bệnh về gan mật và thần kinh. Lá nghiền đắp vào da trị phát ban, mụn rộp. Liều dùng 12-20g, dạng thuốc sắc dùng ngoài không kể liều lượng. Các bài thuốc từ cây rau ngỗ (ngỗ trâu) 5.1. Chữa bí trung tiện, bí đái, đái ra máu băng huyết do nóng: Rau ngỗ tươi 30g giã nát, cho thêm nước chín để nguội, khuấy đều, lọc lấy nước bỏ bã, pha thêm đường để uống (theo Thaythuoccuaban.com). 5.2. Cầm máu vết thương: Giã nát cành lá rau ngỗ tươi, gói vào gạc rồi băng vào vết thương (theo Thaythuoccuaban.com). 5.3. Viêm tấy: Rau ngỗ tươi giã đắp (theo Thaythuoccuaban.com). 5.4. Ăn uống không tiêu, đầy bụng: Rau ngỗ 16g, Nam mộc hương 15g, nước 750ml, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày (theo Thaythuoccuaban.com).
1. Tên gọi khác: Ngổ trâu, ngổ cộng, ngổ đắng, ngổ đất.
2. Tên khoa học: Enydra fluctuans Lour.
3. Mô tả
Rau ngỗ (Ngỗ trâu) mọc trên đất ẩm và bò dưới nước, sống nổi trên mặt nước.
+ Thân: Thân dài hàng mét, thân hình trụ nhẵn không lông, phân cành nhiều, có mắt, không lông.
+ Rể: Rể chùm, rể gốc mọc trong đất ẩm, rể đốt mọc trong nước, bám nhiều bùn.
+ Lá: Lá rau ngổ dài, mọc đối hay từng ba cái một, không cuống, phía dưới ôm vào thân, mép có răng cưa, dài khoảng 5 cm, rộng 6-10 mm, phiến hẹp, nhọn, bìa có răng thưa.
+ Hoa: Cụm hoa hình đầu, không cuống, hoa mọc ở nách lá, hay ngọn, có màu trắng hoặc lục nhạt; 4 lá bắc hình trái xoan. Toàn hoa ống, hoa ngoài là hoa cái hình thìa lìa, có tràng và chia 3 thùy, hoa trong lưỡng tính, hình ống có tràng hoa xẻ 5 răng. Nhị 5, bao phấn có tai nhọn và ngắn. Bầu hình trụ cong. Cây ra hoa từ tháng 11-12 đến tháng 4 năm sau.
Quả: Quả bế không mào lông.
4. Phân bố
Rau ngỗ (tên Miền Nam) còn được gọi là ngỗ trâu (tên Miền Bắc) là loài thực vật có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau này lan rộng khắp Châu Á. Rau ngỗ (tên Miền Nam) thuộc Họ cúc (Asteraceae).
Cần phân biệt với rau ngỗ (tên Miền Bắc) chỉ loài rau om ở Miền Nam thuộc Họ Mã Đề (Plantaginaceae).
Rau ngổ mọc nhiều ở các ao hồ tại Việt Nam. Ngoài ra còn thấy có ở Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc.
Ở Nam Bộ, cây rau ngổ (ngổ trâu) mọc hoang dại trong các đầm lầy ngập nước, kể cả trong các ao tù nước đọng.
Thành phần hoá học
Rau ngổ có các thành phần như sau: nước 92,2%; protein 1,5%; lipid 0,3%; collulose 2,0%; dẫn xuất không protein 3,8%; khoáng toàn phần 0,8%. Còn có các caroten, vitamin B và vitamin C. Cây khô chứa tinh dầu 0,2% stigmastero, 0,05% và một lượng nhỏ một chất đắng là enydrin. Có tác dụng thông hoạt trung tiện, tiểu tiện, mát huyết, cầm máu.
5. Công dụng
Theo đông y, cây rau ngỗ (tên Miền Nam) hay ngỗ trâu (tên Miền Bắc) vị đắng, tính mát, mùi thơm, không độc; có tác dụng thông hoạt trung tiện, tiểu tiện, mát huyết, cầm máu. Cây rau ngổ được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, cầm máu băng huyết, thổ huyết, hạt dùng trị bệnh về gan mật và thần kinh. Lá nghiền đắp vào da trị phát ban, mụn rộp. Liều dùng 12-20g, dạng thuốc sắc dùng ngoài không kể liều lượng.
Các bài thuốc từ cây rau ngỗ (ngỗ trâu)
5.1. Chữa bí trung tiện, bí đái, đái ra máu băng huyết do nóng: Rau ngỗ tươi 30g giã nát, cho thêm nước chín để nguội, khuấy đều, lọc lấy nước bỏ bã, pha thêm đường để uống (theo Thaythuoccuaban.com).
5.2. Cầm máu vết thương: Giã nát cành lá rau ngỗ tươi, gói vào gạc rồi băng vào vết thương (theo Thaythuoccuaban.com).
5.3. Viêm tấy: Rau ngỗ tươi giã đắp (theo Thaythuoccuaban.com).
5.4. Ăn uống không tiêu, đầy bụng: Rau ngỗ 16g, Nam mộc hương 15g, nước 750ml, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày (theo Thaythuoccuaban.com).