RAU DỆU

Cập nhật: 10h24 | 05/09/2013

Theo thuyết y học Ayurvéda của Án độ (về những yếu tố vận chuyễn điều hành trong cơ thể con người) thì rau dệu trị được những căn bệnh về cảm giác, da, tiêu chảy, khó tiêu, bệnh trĩ, gan và sốt, lợi sữa, lợi mật và hạ nhiệt.

RAU DỆU

1. Tên gọi khác: Rau diệu, Dệu không cuống, Rau diếp bò

 2. Tên Tiếng Anh: Sessile joyweed , Dwarf copperleaf.

3. Tên khoa học: Alternanthera sessilis.

-Tên đồng nghĩa: A. repens, A. Glabra, Gomphrena sessilis.

Phân loại khoa học

Bộ (ordo):

Cẩm chướng (Caryophyllales).

Họ (familia):

Dền (Amaranthaceae).

Phân họ (subfamilia):

Phân họ Rau dệu (Gomphrenoides).

Chi (genus):

Loài (species):

Alternanthera

Alternanthera sessilis

4. Phân bố

Họ Dền (Amaranthaceae) có nguồn gốc ở Nam và Trung Mỹ, được phân bố trên các vùng nhiệt đới và ôn đới khắp thế giới khoảng 160-174 chi với khoảng 2.050-2.500 loài khác nhau. Phần lớn là loài cây thân thảo hay cây bụi nhỏ, rất ít loài là cây thân gổ hay dây leo.

       Cây rau dệu có tên khoa học Alternanthera sessilis, thuộc Họ rau dền (Amaranthaceae). Phân bố khắp nơi trên thế giới và Đông Nam Á, là cây mọc hoang rất phổ biến ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Inđônêxia và các tỉnh miền Nam Trung Quốc, vv.

Có một loại dệu nước có tên Alternanthera philosciroides có hình dáng tương tự chỉ khác là lá và thân trơn nhẵn, thân rỗng. Cây này cũng được dùng trong trị bệnh tương tự cây rau dệu Rau dệu thường mọc hoang nơi đất ẩm ven suối bờ mương ven sông dùng ngọn và lá non luộc ăn hoặc nấu canh cá thịt

Rau dệu thích sống nơi đất ẩm, dọc theo mương, đất bỏ hoang. Cây mọc nơi đất ẩm bờ hồ, đầm lầy, kên mương thủy lợi.

Ở Việt Nam, rau dệu mọc hoang quanh năm ở các bãi sông, bờ ao, ruộng có  nước, ven đường nơi ẩm và sáng. Ngọn và lá non có thể dùng làm rau cho người, toàn cây làm rau cho lợn. Ở miền nam, mọc hoang từ nam trung bộ trở vào nam bộ.

5. Mô tả

Cây rau dệu phát tán bằng hạt hoặc bằng cách chia nhánh. Nhiều nhánh phủ thành đốt bò trên mặt đất.

+ Thân: Là loại cây thân thảo thấp, thân thường màu tím hoặc tím rất nhạt khi mọc dưới tán cây khác. Cây mọc bò lan trên đất dài tới 5m, nên còn có tên gọi là diếp bò, trên thân mang những đoạn cành 40-50cm. Những cành sát mặt đất thì rễ mọc ra từ các đốt và cứ thế vươn dài ra.Cây mọc đa niên, yếu, tròn, dầy, lóng trơn mang hai hàng lông trắng đối diện.

+ Rễ :rễ có nhiều cấp, mọc cạn.

+ Lá : Có phiến đơn, mọc đối, có hoặc không có cuống lá 1,5- 5 mm, phiến lá hình mũi mác nhọn 2 đầu dài 4-6cm rộng 1- 2cm, mép nguyên, Phiến lá hơi nhám.

+ Hoa : Phát hoa mọc thành chùm ở nách lá, phiến hoa trắng, lưỡng tính, không cuống, 1 gân, tiểu nhụy thụ 3 xen với tiểu nhụy lép dạng phiến lõm. Hoa trổ vào tháng 11 và 12, đậu quả vào tháng 6 đến tháng giêng.

+ Quả: quả bế, hình tim ngược hay dạng thấu kính.

+ Hạt: quả chứa một hạt màu nâu.

6. Thành phần hóa học

 Theo tài liệu của Ấn Độ

Trong 100 gam lá tươi của rau dệu có chứa: 80 g nước, năng lượng 251 kJ (60 kcal), protein 4,7 g, chất béo 0,8 g, carbohydrate 11,8 g, chất xơ 2,1 g, Ca 146 mg, P 45 mg , Sắt 16,7 mg (Leung, W . TW, Busson, F. & Jardin, C., 1968).

Ngoài ra còn có các chất có hoạt tính sinh học cao như:

+ Lá chứa lượng lớn alpha và bêta tocophénols.

+ Thân và lá chứa:

- Stigmastérol,

- Bétasitostérol,

- Một hydrocarbure aliphatique bảo hòa và ester aliphatique.

- α-spinastérol triterpènes.

- β-spinastérol.

- Acide oleanotic và dẫn xuất của nó.

- Chất aliphatique bảo hòa (aliphatique).

- Những chất esters.

Theo Viện Y học cổ truyền Việt Nam

Trong các ngọn non theo tỷ lệ % có: nước 80,3, protid 4,5, glucid 1,9, cellulose 2,1, khoáng toàn phần 2,2, calcium 98mg%, phosphor 22mg%, sắt 12mg%, caroten 5,1mg% và vitamin C 77,7mg%.

7. Công dụng của rau dệu

+ Tại Ấn Độ

Theo thuyết y học Ayurvéda của Án độ (về những yếu tố vận chuyễn điều hành trong cơ thể con người) thì rau dệu trị được những căn bệnh về cảm giác, da, tiêu chảy, khó tiêu, bệnh trĩ, gan và sốt, lợi sữa, lợi mật và hạ nhiệt.

Thực nghiệm ở Ấn Độ cho biết bột nhão của lá rau dệu biểu hiện sự ức chế những đột biến các chủng vi trùng salmonella typhimurium .Ức chế sự hình thành của chất nitrosodiethanolamine là chất gây bệnh ung thư mạnh từ môi trường do tiền chất triethanolamine gây ra.

Dung dịch trích từ rượu của toàn cây rau dệu cho thấy sự hiện diện những hoạt động giãm nhiệt và chất histamine của sự dị ứng và thư giản cơ trơn.

Chất trích ester cho thấy hoạt chất của rau dệu có đặc tính trị liệu chống ung bướu.

Các lá có chứa chất xơ thực phẫm (khoảng 12 g /100g trọng lượng khô) và kết hợp khoảng 75 g chất xơ thực vật trong chế độ ăn kiêng hằng ngày của người bị bệnh tiểu đường, kết quả giãm đáng kể lượng đường máu sau khi ăn.

+ Tại Việt Nam

Theo y học cổ truyền Việt Nam Rau dệu có vị ngọt và nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lọc máu, lợi tiểu, chống ngứa, hạ nhiệt, tiêu sưng.

Ngoài ra người ta còn dùng đọt non làm rau xanh luộc như rau dền. Dân quê thường nấu chung với những rau khác gọi là canh tập tàng chỉ nêm mà không dùng những rau mùi như hành ngò ….luôn giữ hương vị ngọt và mát của rau .

Một số bài thuốc từ cây rau dệu

1- Bài thuốc chỉ định và phối hợp: Thường dùng để trị các bệnh sau đây :

1.1. Trị bệnh đường hô hấp và khái huyết, viêm hầu;

1. 2. Chảy máu cam, ỉa ra máu;

1. 3. Đau ruột thừa cấp tính, lỵ;

1. 4.  Bệnh đường niệu đạo, giảm niệu.

Dùng ngoài trị bệnh viêm mủ da, viêm vú, eczema, bệnh viêm da nổi mẩn, lở chàm, nổi hạch, tràng nhạc hột xoài ở bẹn, rắn cắn.

Nó là vị thuốc nhuận gan, lợi sữa như Rau má lại là vị thuốc chữa lỵ như Rau sam, Cỏ sữa.

Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Hoặc dùng 60-120g rau tươi giã lấy dịch dùng uống. Giã cây tươi để đắp ngoài, hoặc nấu lên lấy nước rửa. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác ( theo Y học cổ truyền Việt Nam).

2- Điều trị Sốt do siêu vi trùng cảm cúm: Rau dệu 100g, Lá tre tươi 100g , Nước 2 lít.Nấu lấy nước cho uống cả ngày. Cả 2 vị này đều dễ tìm và không có độc. Các triệu chứng được cải thiện rất sớm (theo Y học cổ truyền Việt Nam).

3 -Trị Viêm đường tiết niệu:Rau dệu 100g, Rau má 50g, Cam thảo đất 50g, Rau diếp cá 20g, Nấu lấy nước uống (theo Y học cổ truyền Việt Nam).

4- Trị Viêm gan vàng da : Rau dệu 100g, Cây chó đẻ 50g, Cỏ mực 50g, Củ nghệ 10g ,Nấu lấy nước uống (theo Y học cổ truyền Việt Nam).

 5- Trị chứng hột xoài mới phát: Lấy rau dệu, bèo tía, gừng tươi, lượng 3 thứ như nhau. Rửa sạch, giã nát, cho chút muối, đem sắc kỹ lấy 1 bát uống khi còn nóng, còn bã đắp vào chỗ sưng đau (chú ý trước khi lấy bã đắp cần lấy nước vôi vẽ một vòng quanh chỗ sưng đau để cản không cho độc thoát sang chỗ khác).Rất hiệu nghiệm (Theo Nam Dược thần hiệu).

 

 

Tin cùng chuyên mục

  • SEN (05/09/2013)