Hội nghị tuần ghép tạng châu Á (ATW2018)
- Thời gian: Từ 8 đến 10 tháng 11 năm 2018
- Địa điểm: Thành phố Busan, Hàn Quốc
- Đoàn Học viện Quân Y tham dự ATW2018: TS. Hoàng Xuân Sử & CN. Đặng Xuân Lâm- Viện nghiên cứu Y Dược học Quân sự
- Quy mô hội thảo:
Hội thảo bao gồm 2 phiên toàn thể (Plenary Session 1 & 2), 06 khoa học chuyên đề sau đại học, 12 phiên báo cáo chuyên đề (Symposium) với tổng cộng 48 báo cáo và 344 báo cáo trình bày poster của hàng nghìn nhà khoa học trên toàn thế giới.
Trong hội thảo đoàn Việt Nam tham dự gồm 4 báo cáo đến từ Học viện Quân y, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện TƯQĐ108:
1. Hoang Xuan Su, Dinh Thi Thu Hang, Le Thi Bao Quyen, Trinh Thi My Anh, Nguyen Sy Lanh, Pham Quoc Toan: Identification of BK virus among renal transplant recipients in Northern Vietnam.
2. Hai An Ha Phan, The Cuong, Thi Diem Hoang, Xuan Nam Nguyen, Manh Tuong Nguyen: Parvovirus B19 associated anemia in kidney transplant recipients.
3. Nguyen Thu Ha, Dao Thi Hao, Ho Trung Hieu, Tran Hong Nghi: A case study: the effectiveness of intervention nutrition in a kidney transplant patient with acute kidney rejection in the 108 military central hospital.
4. Ho Trung Hieu, Nguyen Thu Ha, Le Huu Song, Tran Hong Nghi: The relationship between the phenotype of human leucocyte class I, II and the end – stage renal disease.
Chủ tịch điều hành gồm GS. Insung Moon (Hàn Quốc) và GS. Soon-Il Kim (Hàn Quốc). Các báo cáo được trình bày tại tuần ghép tạng châu Á (ATW2018) trên nhiều lĩnh vực của ghép tạng (ghép thận, ghép gan, ghép tim, ghép phổi, ghép tụy, ghép tế bào gốc tạo máu…) từ nghiên cứu cơ bản, thực nghiệm đến nghiên cứu lâm sàng, các báo cáo trình bày tại hội nghị đề cập rõ ràng và được thảo luận sôi nổi, chia sẻ kinh nghiệm trong khoa học ghép tạng và theo dõi điều trị sau ghép. Một số báo cáo đáng chú ý liên quan đến chuyên khoa xét nghiệm vi sinh y học gồm: Theo dõi bệnh thận do vi rút BK; Theo dõi và dự phòng nhiễm CMV sau ghép; Quản lý bệnh nhân nhiễm lao tiềm tàng trong ghép tạng”. Đặc biệt có một số báo cáo nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới (NGS:Next Generation Sequencing) trong xét nghiệm HLA, xét nghiệm dược di truyền (Pharmacogenetics) trong trị liệu thuốc ức chế miễn dịch, xét nghiệm phát hiện các tác nhân nhiễm trùng cơ hội tiềm tàng và vi hệ của vi rút (Virome) trong theo dõi và điều trị bệnh nhân sau ghép.
(TS. Hoàng Xuân Sử)