DÂY SƯƠNG SÂM

Cập nhật: 14h5 | 04/09/2013

Theo lương y Trần Khiết, lá cây xương sâm có tính mát, có công năng nhuận tràng, hạ nhiệt, và giải độc. Người béo phì, thừa cân nên dùng sương sâm không đường. Còn với người bình thường thì sau khi sương sâm đông lại thành thạch thì cho ra đĩa

DÂY SƯƠNG SÂM

1. Tên gọi khác: Sương xâm, Cây sâm, Sương sâm trơn.

 

 2. Tên khoa học: Tiliacora triandra (Colebr.Diels

Cây sương sâm trơn Tiliacora triandra

Cây sương sâm trơn Tiliacora triandra

Phân loại khoa học

Bộ (ordo):

Mao lương (Ranunculales)

Họ (familia):

Tiết dê (Menispermaceae)

Chi (genus):

Sương sâm (Tiliacora)

Loài (species):

Tiliacora triandra

3. Phân bố

Chi Sương sâm (Tiliacora) là một chi thực vật có hoa bao gồm 22 loài, trong đó có 19 loài tìm thấy ở Châu Phi và 3 loài tìm thấy ở vùng Đông Nam Á.

Dây sương sâm (Tiliacora triandra) là một loài đặc hữu ở vùng Đông Dương, chúng phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia và vùng Đông Bắc Thái Lan.

       Dây Sương sâm thường mọc trong rừng, trên núi đá vôi, tới độ cao 300m.

Ở Thái Lan dây xương sâm được gọi là “bai ya nang”, “yanang” hoặc “ya nang”. Ở Lào gọi là “bai yanang”. 

Ở Việt Nam loài dây leo này mọc hoang dại hoặc được trồng ở khắp cả nước từ Nam ra Bắc và được dùng làm thạch giải khát gọi là “Sương sâm”. Do dể trồng và chế biến lá tươi dùng ngay nên được trồng và sử dụng ở khắp mọi vùng nông thôn, nhất là ở Nam Bộ. Trong khi một loài cây thân thảo khác khác được dùng thân và lá khô để chế thành một loại thạch đen gọi là cây sương sáo (Mesona chinensis Benth.). Việc chế biến sương sáo mang tính chuyên nghiệp hơn nên sản phẩm sương sáo được bán ở các chợ hơn là chế biến ở nhà.

 Lưu ý! Ở Trung Quốc và vùng Đông Nam Á còn có một loài dây leo có tên khoa học là Cyclea barbata (Wall.) được gọi là sương sâm rừng hay sương xâm lông có lá hình quả tim cũng có tác dụng làm thức uống và làm thuốc như cây sương sâm trơn. Loài này phân bố rộng hơn loài xương sâm trơn.       

Cây sương sâm lông Cyclea barbata (Wall.)   

4. Mô tả

Cây sương sâm là loài dây leo mảnh, dài 3-4 m.

+ Thân: thân mảnh,có tua cuốn, leo bám và cây khô hoặc cây tươi.

+ Lá: Lá có phiến xoan, dài 6-11cm, rộng 2-4cm, gân ở gốc 3-5, gân phụ 2-3 cặp, cuống 5-20mm.

+ Hoa: Cụm hoa ở nách lá hay ở thân già, có lông mịn; hoa đực màu vàng, cánh hoa 5-6, nhị 3; hoa cái có 6 cánh hoa, 8-9 lá noãn.

+ Quả: Quả hạch đỏ, dài 7-10mm, rộng 6-7mm.

Mùa hoa quả tháng 12-6.

Thành phần dinh dưỡng

Chưa thấy tài liệu về thành phần dinh dưỡng của cây sương sâm.

5. Công dụng

Theo lương y Trần Khiết, lá cây xương sâm có tính mát, có công năng nhuận tràng, hạ nhiệt, và giải độc. Người béo phì, thừa cân nên dùng sương sâm không đường. Còn với người bình thường thì sau khi sương sâm đông lại thành thạch thì cho ra đĩa, muốn vừa ngon vừa hấp dẫn thì phủ lên trên một lớp mè nấu với nước đường cô đặc hoặc một ít sữa kem làm màu. Dùng như vậy vừa thơm, vừa giúp tăng công năng nhuận tràng...

- Ở Campuchia, người ta dùng lá sương sâm phối hợp với các vị thuốc khác để chế biến thành thuốc để điều trị bệnh lỵ.

 - Ở Thái Lan, người ta dùng rễ sương sâm làm thuốc chống sốt.

 

 

Tin cùng chuyên mục