NẤM TRÀM

Cập nhật: 15h6 | 04/09/2013

Các tài liệu trong nước không thấy đề cập đến vị thuốc từ nấm tràm. Chỉ biết món ăn có nấm tràm sẽ làm ngon miệng và mát cơ thể.

NẤM TRÀM

1. Tên gọi khác: Nấm rừng tràm.

2. Tên khoa học: Tylopilus felleus (Bull.P.Karst. (1881)

3. Phân bố

Chi Tylopilus là một Chi nấm lớn trong Họ Boletaceae với khoảng 75 loài tách ra từ Chi Boletus (khoảng 100 loài). Chúng phân bố khắp các vùng nhiệt đới và ôn đới trên thế giới.

Trong tự nhiên tìm thấy loài này phân bố trên vùng Bắc Bán cầu thuộc Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và Châu Mỹ. Mặc dù có trồng ở Nam bán cầu nhưng chúng tỏ ra không thích nghi và hạn chế phát triển.

Ở Việt Nam loài nấm tràm mọc hoang trên cây gỗ mục ở các rừng tràm thuộc Đồng Tháp Mười, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau và là món ăn đặc sản của đảo Phú Quốc.

 4. Mô tả

Nấm tràm chỉ mọc sau những cơn mưa đầu mùa trong các rừng tràm. Lá và vỏ của cây tràm rơi rụng thành từng lớp của mùa trước đã bắt đầu biến thành lớp mùn là nơi để nấm tràm phát triển. Meo nấm được ấp ủ trong lớp mùn đất, sau loạt mưa đầu mùa, những chiếc nấm tròn nhỏ cỡ đầu ngón tay út bắt đầu vươn mình ra khỏi lớp vỏ và lá tràm bảo vệ nó từ mùa trước. Nấm tràm bắt đầu rộ dần và kéo dài khoảng hơn tháng thì hết mùa.

Sau một, hai cơn mưa đầu mùa, những người sống bằng nghề hái nấm đã bắt đầu chuẩn bị thu hoạch nấm tràm. Họ vào rừng, thăm những khu vực để xem nơi nào nấm đã bắt đầu phát triển, độ một tuần sau là có thể đến nơi có nấm để thu hoạch. Thường họ đi cả gia đình, cặm cụi hái cả ngày đến khi đầy giỏ mới ra về.

Về hình dạng, nấm tràm có đặc điểm như sau:

Mũ nấm: Rộng 5-15 cm, nắp có màu xám vàng đến nâu nhạt. Lúc còn non có dạng  sương mai nhưng khi trưởng thành trở nên mịn. Phía dưới mũ mang các lổ bào tử màu hồng.

Cuống nấm: Dài 4-20 cm, dày 1-3 cm, thường cong. Được bao phủ bởi một lớp màu nâu thô.

Thịt nấm: Khi còn non thịt nấm màu trắng hoặc màu kem, phía dưới mũ có màu hồng do các bào tử phát triển. Khi nấm già có màu đỏ, nâu xậm.

5. Thành phần hóa học

Nấm tràm ăn được nhưng có vị đắng rất khó ăn. Chỉ có những người sành điệu biệt thu hoạch và chế biến thì nấm tràm mới trở thành món ăn hấp dẫn.

6. Công dụng

Các tài liệu trong nước không thấy đề cập đến vị thuốc từ nấm tràm. Chỉ biết món ăn có nấm tràm sẽ làm ngon miệng và mát cơ thể.

Tuy nhiên theo Công ty First-nature.com ở Wales, Anh Quốc cho biết nấm tràm có các tính chất dược liệu như sau:

1- Tác dụng kháng viêm

Nấm tràm (T. felleus) đông khô thử nghiệm ở chuột cho thấy ức chế đáng kể tình trạng viêm nhiểm ở liều tiêm dịch chiết trên 50 mg/kg (dưới da), trong khi dùng đường uống không có kết quả đáng kể ( Kohlmunzer et al , 1977 ).

2- Tác dụng chống khối u và tế bào ung thư

Dung dịch polysaccharide chiết xuất từ sợi nấm tràm (T. felleus) và cấy trong phúc mạc của chuột bạch ở một liều 300 mg/kg ức chế sự tăng trưởng của dòng tế bào khối u Sarcoma 180 và mô thể rắn ung thư Ehrlich khỏi 100% (Ohtsuka et al , 1973). 

Một nghiên cứu khác ở chuột đánh giá hoạt động kháng u tylopilan, một liên kết β-(1→3) (1→6) glucan được phân lập từ nấm tràm (T. felleus), tiêm vào cơ thể chuột đã gây nhiểm ung thư với liều liều tiêm duy nhất (25 hoặc 50 mg tylopilan/ mỗi con chuột) làm kéo dài thời gian tồn tại trung bình của những con chuột được tiêm các tế bào khối u từ 17,5 đến 22,8 ngày so với những con chuột mang tế bào ung thư nhưng không được sử lý dịch nâm (Grzbek et al , 1994).

 

 

Tin cùng chuyên mục