BÔNG ĐIÊN ĐIỂN

Cập nhật: 10h45 | 04/09/2013

Cây điên điển là một phân loài trong chi đền thanh, tương cận với cây điền thanh ở Miền Bắc. Cây điên điển trổ hoa vào khoảng tháng 9-10 trùng với mùa lũ lên cao ở vùng Đồng bằng sông cửu long như Cà Mau, Kiên Giang...

BÔNG ĐIÊN ĐIỂN

 1.Tên gọi khác: Điền thanh thân tía, điền thanh bụi. 

2. Tên tiếng Anh: Common sesban, Egyptan rarrlepod, Egyptan riverhemp.

3. Tên khoa học: Sesbania sesban (Jacq.) W. Wight

4. Tên đồng nghĩa: Sesbania sesban (L.) Merr , S.aegyptiaca Poiret, S. confaloniana (Chiov.) Chiov, S. pubescens sensu auct, Sesban aegyptiaca Poiret, Aeschynomene sesban L., Emerus sesban (L.) Kuntze.

5. Phân loại khoa học

Bộ (ordo):

Đậu (Fabales).

Họ (familia):

Đậu (Fabaceae).

Phân họ (subfamilia):

Đậu (Faboideae)

Tông (tribus):

Điền thanh (Sesbanieae).

Chi (genus):

Điền thanh (Sesbania)

Loài (species):

Điên điển-Sesbania sesban  

6. Phân bố

Chi Điền thanh (Sesbania), bao gồm cả Chi Sesban cũ, là một chi trong họ Đậu (Fabaceae) với một số loài thực vật sống trong môi trường ẩm ướt hay ngập nước. Các loài trong chi này nói chung thường mọc hoang hoặc được trồng để cải tạo đất, nhằm tăng hàm lượng đạm cho các loại đất bạc màu. Các tên gọi phổ biến tại Việt Nam cho các loài này là điền thanh (miền Bắc) hoặc điên điển (miền Nam).

Cây điên điển (Sesbania sesban) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Á. Phân bố rộng khắp các nước ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á, Châu Phi và Úc. Là loại cây sống hoang dại trên ruộng trũng ngập nước ở các vùng đồng bằng.

Cây điên điển là một phân loài trong chi đền thanh, tương cận với cây điền thanh ở Miền Bắc. Cây điên điển trổ hoa vào khoảng tháng 9-10 trùng với mùa lũ lên cao ở vùng Đồng bằng sông cửu long như Cà Mau, Kiên Giang...

7. Mô tả

Cây điên điển là loài cây họ đậu thân gổ nhỏ, sống đa niên ở ruộng ngập nước theo mùa.

+ Thân: Cây thân gổ nhỏ, trưởng thành đạt chiều cao từ 2-3 m; chiều rộng tán cây từ 2-3 m; thân dòn dể gãy. Trọng lượng một cây nếu điều kiện dinh dưỡng tốt đạt tới 20 kg.

+ Rể: Rể cọc có nhiều cấp, rễ ăn sâu khoảng 60-70 cm; các rể con có thể tạo nốt sần khi được cộng sinh với nấm Rhizobium có khả năng tổng hợp đạm từ khí trời.

+ Lá: Lá kép hình lông chim, lá chét nhỏ hình thuôn dài, có kích thước 3-5 X 10-15 mm. Lá giàu đạm, thích hợp làm thức ăn nuôi cá, dê, thỏ…

+ Hoa: Hoa môi màu vàng tươi, kích thước 15-20 mm, là thức ăn giàu dinh dưỡng.

+ Quả: Quả nang tự khai, dài 10-15 mm, mỗi quả chứa 10-20 hạt.

+ Hạt: màu nâu hoặc đen bóng, hình hạt đậu, giàu chất đạm, cây khuyếch tán bằng hạt.

8. Công dụng

+ Trị giời hại da: Dùng đọt non cây điên điển đâm với muốt hạt đắp lên chổ da bị dời ăn liên tục vài giờ rồi rửa sạch. Mỗi ngày đấp 1-2 lần.(theo kinh nghiệm dân gian ĐBSCL).

 + Bài thuốc bổ tim: Dùng bông điên điển bỏ cuốn, chưng cánh thủy với đường phèn, mỗi ngày ăn 100-200 gam liên tục trong nhiều ngày.(theo kinh nghiệm dân gian ĐBSCL).

 

 

 

Tin cùng chuyên mục