Với chiều dài hơn 3.260 km, diện tích hơn một triệu km2, vùng biển nước ta được đánh giá là một trong 16 trung tâm đa dạng sinh học cao của thế giới.
Ðiều tra nghiên cứu nguồn lợi sinh vật biển tại khu vực quần đảo Trường Sa
Trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, bên cạnh việc bảo đảm chủ quyền lãnh hải, công tác điều tra, nghiên cứu môi trường và tài nguyên sinh vật biển là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn. Từ cuối tháng 4 đến tháng 6 vừa qua, trong khuôn khổ nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ (KH và CN), Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (HLKH và CNVN) thực hiện chuyến điều tra, khảo sát chung tại các vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Ðông giữa các nhà khoa học Nga và Việt Nam trên tàu "Viện sĩ Oparin". Tham gia đợt điều tra, khảo sát hỗn hợp lần thứ tư này có 21 nhà khoa học Nga đến từ các viện Hóa sinh hữu cơ Thái Bình Dương, Sinh học biển, Ðịa lý Thái Bình Dương (thuộc phân viện Viễn Ðông) và 12 nhà khoa học Việt Nam thuộc năm viện nghiên cứu (thuộc Viện HLKH và CNVN). Hàng chục năm qua, cùng với các nghiên cứu tổng thể về hệ sinh thái biển, đội ngũ cán bộ khoa học các viện Hải dương học Nha Trang, Tài nguyên và Môi trường biển, Ðịa chất và địa vật lý biển... (thuộc Viện HLKH và CNVN) đã có những nghiên cứu cơ bản và triển khai ứng dụng về tiềm năng tài nguyên sinh vật biển. Các công trình điều tra, nghiên cứu đã xác định được danh mục gần 12 nghìn loài sinh vật biển Việt Nam. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nguồn lợi hải sản ở nước ta khá phong phú, đa dạng, bao gồm khoảng 2.000 loài cá, gần 600 loài động vật dưới đáy biển, hơn 650 loài tảo, năm loài rùa biển... Một số nhóm sinh vật biển có giá trị kinh tế như cá, tôm, mực đã được xác định khu vực phân bố, cũng như trữ lượng và khả năng khai thác, sử dụng. Ðồng thời, các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu, ứng dụng sự đa dạng về sản phẩm của sinh vật biển và các loại thân mềm như ngao, nghêu, tu hài, hàu, vẹm..., được coi là nguồn lợi khai thác và nuôi trồng đứng sau tôm, cá. Hàng chục đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học biển được thực hiện và bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ. Ðáng chú ý trong đó là các giải pháp nuôi cấy các chủng vi sinh vật phân hủy dầu, làm sạch dầu trên các bãi triều; nuôi ghép các loài vẹm xanh với nuôi tôm làm giảm bớt ô nhiễm môi trường do thức ăn dư thừa của tôm; Sản xuất các chế phẩm sinh học làm sạch môi trường trong các ao, hồ, đầm, phá nuôi trồng thủy sản. Hiện tượng biến đổi khí hậu, tình trạng sử dụng các phương tiện khai thác mang tính hủy diệt dẫn đến nguy cơ đe dọa cạn kiệt nguồn tài nguyên sinh vật và hủy hoại các hệ sinh thái biển ở nước ta... cũng đã được các nhà khoa học lên tiếng cảnh báo. Bên cạnh các chương trình, dự án lớn nhằm bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật biển thuộc các khu vực đảo Cô Tô, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, vịnh Nha Trang, Phú Quốc... mấy năm gần đây, các đơn vị nghiên cứu thuộc Viện HLKH và CNVN hướng ra quần đảo Trường Sa nhằm điều tra, phát hiện các nguồn lợi sinh vật biển ở khu vực này. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy tại mười đảo thuộc quần đảo Trường Sa có hơn 250 loài rong biển được phân chia thành bốn nhóm ngành: rong đỏ, rong nâu, rong lục và khuẩn lam. Trong đó rong đỏ chiếm phần lớn với 136 loại (53,3%), tiếp đến là rong lục 69 loại, và rong nâu, khuẩn lam, mỗi loài có 25 loại. Theo các nhà khoa học, sự phân bố địa lý (tức phân bố rộng) của rong biển tại các đảo của quần đảo Trường Sa không giống nhau. Nguyên nhân chính của sự phân bố khác nhau này, trước hết do vị trí địa lý giữa các đảo, sau đó là có yếu tố tác động của thiên nhiên và con người. Sự phân bố thẳng đứng (phân bố sâu) của rong biển tại quần đảo Trường Sa được xác định có tới hơn 70% số loài phân bố ở vùng triều thấp, số còn lại tập trung ở vùng dưới triều (độ sâu 20 m trở xuống). Rong biển lâu nay được coi như một nguồn lợi thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng, ngoài ra nó còn là nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp dệt may, dược phẩm, mỹ phẩm... Trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách đầy đủ giá trị sử dụng (với 62 loài rong biển có giá trị kinh tế cao), các nhà khoa học thuộc Viện HLKH và CNVN đã phân loại rong biển ở quần đảo Trường Sa thành sáu nhóm làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Ðó là các nhóm nguyên liệu phục vụ chế biến dược phẩm, sản xuất phân bón, thực phẩm, rau xanh, chế biến keo Carrageenan, chế biến Agar với trữ lượng tự nhiên hàng nghìn tấn. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tài nguyên sinh vật biển những năm qua đã góp phần phục vụ việc hoạch định khai thác, nuôi trồng hải sản, phát triển du lịch sinh thái, bảo tồn nguồn lợi và bảo vệ chủ quyền lãnh hải Việt Nam. Tuy nhiên đánh giá một cách tổng thể thì công tác điều tra, nghiên cứu tài nguyên sinh vật biển thời gian qua còn không ít hạn chế, bất cập. Ðiều dễ thấy là các tổ chức khoa học và công nghệ mới chỉ tập trung vào các vùng biển ven bờ mà chưa có các nghiên cứu xa bờ. Nhiều năm qua, nguồn lợi ven bờ bị khai thác "cày xới" quá mức và trong đó cá là đối tượng được nghiên cứu nhiều hơn các sinh vật biển khác. Công tác điều tra về nghiên cứu tài nguyên sinh vật biển những năm qua còn dừng lại ở tính đơn lẻ, cục bộ mà thiếu sự liên kết, hợp tác giữa các tổ chức khoa học và công nghệ với cấp quản lý ở địa phương có biển. Cho nên thiếu một quy hoạch tổng thể cho vùng nuôi trồng, xác định nguyên nhân và mức độ suy giảm hệ sinh thái và nguồn lợi sinh vật biển cũng như việc đề ra các biện pháp khắc phục còn lúng túng, hạn chế... Theo PGS, TS Ðỗ Công Thung (Viện Tài nguyên và Môi trường biển), để năm, mười năm tới hoạt động nghiên cứu lĩnh vực sinh học biển ở nước ta có thể vươn ra đại dương ngang tầm các quốc gia khu vực và thế giới, Nhà nước cần có sự quan tâm đầu tư thỏa đáng không chỉ ở khâu đào tạo nguồn nhân lực mà còn phải có trang thiết bị (tàu hiện đại) mới có thể tiến ra khơi xa nghiên cứu toàn diện các vùng biển lớn. Các nhà khoa học, thông qua các điều tra nghiên cứu có các kết luận đánh giá một cách đầy đủ, chính xác tổng trữ lượng nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam. Ðồng thời không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường biển; triển khai xây dựng các mô hình phục hồi hệ sinh thái và khu bảo tồn biển, đảo. NGUYỄN KHÔI
Trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, bên cạnh việc bảo đảm chủ quyền lãnh hải, công tác điều tra, nghiên cứu môi trường và tài nguyên sinh vật biển là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn.
Từ cuối tháng 4 đến tháng 6 vừa qua, trong khuôn khổ nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ (KH và CN), Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (HLKH và CNVN) thực hiện chuyến điều tra, khảo sát chung tại các vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Ðông giữa các nhà khoa học Nga và Việt Nam trên tàu "Viện sĩ Oparin". Tham gia đợt điều tra, khảo sát hỗn hợp lần thứ tư này có 21 nhà khoa học Nga đến từ các viện Hóa sinh hữu cơ Thái Bình Dương, Sinh học biển, Ðịa lý Thái Bình Dương (thuộc phân viện Viễn Ðông) và 12 nhà khoa học Việt Nam thuộc năm viện nghiên cứu (thuộc Viện HLKH và CNVN).
Hàng chục năm qua, cùng với các nghiên cứu tổng thể về hệ sinh thái biển, đội ngũ cán bộ khoa học các viện Hải dương học Nha Trang, Tài nguyên và Môi trường biển, Ðịa chất và địa vật lý biển... (thuộc Viện HLKH và CNVN) đã có những nghiên cứu cơ bản và triển khai ứng dụng về tiềm năng tài nguyên sinh vật biển. Các công trình điều tra, nghiên cứu đã xác định được danh mục gần 12 nghìn loài sinh vật biển Việt Nam. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nguồn lợi hải sản ở nước ta khá phong phú, đa dạng, bao gồm khoảng 2.000 loài cá, gần 600 loài động vật dưới đáy biển, hơn 650 loài tảo, năm loài rùa biển... Một số nhóm sinh vật biển có giá trị kinh tế như cá, tôm, mực đã được xác định khu vực phân bố, cũng như trữ lượng và khả năng khai thác, sử dụng. Ðồng thời, các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu, ứng dụng sự đa dạng về sản phẩm của sinh vật biển và các loại thân mềm như ngao, nghêu, tu hài, hàu, vẹm..., được coi là nguồn lợi khai thác và nuôi trồng đứng sau tôm, cá. Hàng chục đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học biển được thực hiện và bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ. Ðáng chú ý trong đó là các giải pháp nuôi cấy các chủng vi sinh vật phân hủy dầu, làm sạch dầu trên các bãi triều; nuôi ghép các loài vẹm xanh với nuôi tôm làm giảm bớt ô nhiễm môi trường do thức ăn dư thừa của tôm; Sản xuất các chế phẩm sinh học làm sạch môi trường trong các ao, hồ, đầm, phá nuôi trồng thủy sản. Hiện tượng biến đổi khí hậu, tình trạng sử dụng các phương tiện khai thác mang tính hủy diệt dẫn đến nguy cơ đe dọa cạn kiệt nguồn tài nguyên sinh vật và hủy hoại các hệ sinh thái biển ở nước ta... cũng đã được các nhà khoa học lên tiếng cảnh báo.
Bên cạnh các chương trình, dự án lớn nhằm bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật biển thuộc các khu vực đảo Cô Tô, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, vịnh Nha Trang, Phú Quốc... mấy năm gần đây, các đơn vị nghiên cứu thuộc Viện HLKH và CNVN hướng ra quần đảo Trường Sa nhằm điều tra, phát hiện các nguồn lợi sinh vật biển ở khu vực này. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy tại mười đảo thuộc quần đảo Trường Sa có hơn 250 loài rong biển được phân chia thành bốn nhóm ngành: rong đỏ, rong nâu, rong lục và khuẩn lam. Trong đó rong đỏ chiếm phần lớn với 136 loại (53,3%), tiếp đến là rong lục 69 loại, và rong nâu, khuẩn lam, mỗi loài có 25 loại. Theo các nhà khoa học, sự phân bố địa lý (tức phân bố rộng) của rong biển tại các đảo của quần đảo Trường Sa không giống nhau. Nguyên nhân chính của sự phân bố khác nhau này, trước hết do vị trí địa lý giữa các đảo, sau đó là có yếu tố tác động của thiên nhiên và con người. Sự phân bố thẳng đứng (phân bố sâu) của rong biển tại quần đảo Trường Sa được xác định có tới hơn 70% số loài phân bố ở vùng triều thấp, số còn lại tập trung ở vùng dưới triều (độ sâu 20 m trở xuống). Rong biển lâu nay được coi như một nguồn lợi thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng, ngoài ra nó còn là nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp dệt may, dược phẩm, mỹ phẩm... Trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách đầy đủ giá trị sử dụng (với 62 loài rong biển có giá trị kinh tế cao), các nhà khoa học thuộc Viện HLKH và CNVN đã phân loại rong biển ở quần đảo Trường Sa thành sáu nhóm làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Ðó là các nhóm nguyên liệu phục vụ chế biến dược phẩm, sản xuất phân bón, thực phẩm, rau xanh, chế biến keo Carrageenan, chế biến Agar với trữ lượng tự nhiên hàng nghìn tấn.
Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tài nguyên sinh vật biển những năm qua đã góp phần phục vụ việc hoạch định khai thác, nuôi trồng hải sản, phát triển du lịch sinh thái, bảo tồn nguồn lợi và bảo vệ chủ quyền lãnh hải Việt Nam. Tuy nhiên đánh giá một cách tổng thể thì công tác điều tra, nghiên cứu tài nguyên sinh vật biển thời gian qua còn không ít hạn chế, bất cập. Ðiều dễ thấy là các tổ chức khoa học và công nghệ mới chỉ tập trung vào các vùng biển ven bờ mà chưa có các nghiên cứu xa bờ. Nhiều năm qua, nguồn lợi ven bờ bị khai thác "cày xới" quá mức và trong đó cá là đối tượng được nghiên cứu nhiều hơn các sinh vật biển khác. Công tác điều tra về nghiên cứu tài nguyên sinh vật biển những năm qua còn dừng lại ở tính đơn lẻ, cục bộ mà thiếu sự liên kết, hợp tác giữa các tổ chức khoa học và công nghệ với cấp quản lý ở địa phương có biển. Cho nên thiếu một quy hoạch tổng thể cho vùng nuôi trồng, xác định nguyên nhân và mức độ suy giảm hệ sinh thái và nguồn lợi sinh vật biển cũng như việc đề ra các biện pháp khắc phục còn lúng túng, hạn chế...
Theo PGS, TS Ðỗ Công Thung (Viện Tài nguyên và Môi trường biển), để năm, mười năm tới hoạt động nghiên cứu lĩnh vực sinh học biển ở nước ta có thể vươn ra đại dương ngang tầm các quốc gia khu vực và thế giới, Nhà nước cần có sự quan tâm đầu tư thỏa đáng không chỉ ở khâu đào tạo nguồn nhân lực mà còn phải có trang thiết bị (tàu hiện đại) mới có thể tiến ra khơi xa nghiên cứu toàn diện các vùng biển lớn. Các nhà khoa học, thông qua các điều tra nghiên cứu có các kết luận đánh giá một cách đầy đủ, chính xác tổng trữ lượng nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam. Ðồng thời không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường biển; triển khai xây dựng các mô hình phục hồi hệ sinh thái và khu bảo tồn biển, đảo.
NGUYỄN KHÔI