Các ấy sẽ được ngắm những sinh vật biển độc đáo nhưng cũng không kém phần nguy hiểm đâu nhé.
Các nhà khoa học đang tìm tòi và nghiên cứu loài sinh vật biển này.
Các nhà nghiên cứu vi khuẩn khẳng định, loài vi khuẩn sống dưới đáy sâu Thái Bình Dương này vẫn có thể tồn tại mà không cần mới thức ăn. Sinh vật biển này được phát hiện khi các nhà nghiên cứu lấy mẫu một lớp đất sét đỏ, mềm ở dưới đáy hải lưu Pacific Gyre. Đây là khu vực biển mà hầu như không có sinh vật nào có thể tiếp cận đáy, thậm chí các loại phù du cũng sẽ chết trước khi chạm đáy. Chỉ một loài vi khuẩn siêu hiếm được xác nhận tồn tại dưới đáy hải lưu này. Hans Roy, đến từ đại học Aarhus, Đan mạch, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, cho hay: “Bạn có thể tưởng tượng nếu một hạt cát lắng xuống bề mặt đáy của Pacific Gyre, thì hàng nghìn năm sau mới có một hạt cát tiếp theo hình thành lớp mới”. Anh Roy là thành viên của đội thám hiểm được thành lập từ năm 2009 để khảo sát lớp trầm tích cổ và đã phát hiện ra loài vi khuẩn sống bị chôn vùi với lớp đất sét. Tuy nhiên, hầu như không có bất kỳ chất dinh dưỡng nào có thể tiếp cận đáy để nuôi dưỡng loài vi khuẩn này. Đặc biệt, loài vi khuẩn chỉ phát triển khoảng 1mm sau mỗi 1.000 năm khi sinh sống dưới lớp cặn đáy biển sâu. “Chúng xuất hiện trên mặt đáy cách đây khoảng 86 triệu năm về trước với một hộp thức ăn. Tất nhiên, chúng đã ăn hết số đồ ăn này từ rất lâu. Roy và đồng nghiệp cho biết, những con vi khuẩn này là loài có quá trình trao đổi chất chậm nhất thế giới, dù điều kiện sống thiếu ô xy và chất dinh dưỡng, nhưng chúng vẫn tồn tại. “Tôi nặng khoảng gần 65kg, và tôi cần 1,3kg thức ăn mỗi ngày. Nghĩa là tôi cần lượng thức ăn bằng trọng lượng cơ thể trong một hoặc hai tháng”, anh Roy nói. “Những sinh vật sống này cần đến vài nghìn năm để ăn lượng thức ăn bằng cân nặng cơ thể chúng”. “Theo như quan sát, chúng tôi thấy vi khuẩn này giống như nhân vật hoạt hình trừu tượng vậy”. Hiện tại, anh Roy chưa thể khẳng định chính xác loài này có tuổi đời bao nhiêu năm. Nếu tái tạo thành công loài vi sinh này, thì chúng ta có nhiều cơ hội phát triển sản phẩm chống lại sự lão hóa. Ken
Các nhà nghiên cứu vi khuẩn khẳng định, loài vi khuẩn sống dưới đáy sâu Thái Bình Dương này vẫn có thể tồn tại mà không cần mới thức ăn. Sinh vật biển này được phát hiện khi các nhà nghiên cứu lấy mẫu một lớp đất sét đỏ, mềm ở dưới đáy hải lưu Pacific Gyre. Đây là khu vực biển mà hầu như không có sinh vật nào có thể tiếp cận đáy, thậm chí các loại phù du cũng sẽ chết trước khi chạm đáy.
Chỉ một loài vi khuẩn siêu hiếm được xác nhận tồn tại dưới đáy hải lưu này. Hans Roy, đến từ đại học Aarhus, Đan mạch, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, cho hay: “Bạn có thể tưởng tượng nếu một hạt cát lắng xuống bề mặt đáy của Pacific Gyre, thì hàng nghìn năm sau mới có một hạt cát tiếp theo hình thành lớp mới”.
Anh Roy là thành viên của đội thám hiểm được thành lập từ năm 2009 để khảo sát lớp trầm tích cổ và đã phát hiện ra loài vi khuẩn sống bị chôn vùi với lớp đất sét. Tuy nhiên, hầu như không có bất kỳ chất dinh dưỡng nào có thể tiếp cận đáy để nuôi dưỡng loài vi khuẩn này.
Đặc biệt, loài vi khuẩn chỉ phát triển khoảng 1mm sau mỗi 1.000 năm khi sinh sống dưới lớp cặn đáy biển sâu. “Chúng xuất hiện trên mặt đáy cách đây khoảng 86 triệu năm về trước với một hộp thức ăn. Tất nhiên, chúng đã ăn hết số đồ ăn này từ rất lâu.
Roy và đồng nghiệp cho biết, những con vi khuẩn này là loài có quá trình trao đổi chất chậm nhất thế giới, dù điều kiện sống thiếu ô xy và chất dinh dưỡng, nhưng chúng vẫn tồn tại.
“Tôi nặng khoảng gần 65kg, và tôi cần 1,3kg thức ăn mỗi ngày. Nghĩa là tôi cần lượng thức ăn bằng trọng lượng cơ thể trong một hoặc hai tháng”, anh Roy nói. “Những sinh vật sống này cần đến vài nghìn năm để ăn lượng thức ăn bằng cân nặng cơ thể chúng”.
“Theo như quan sát, chúng tôi thấy vi khuẩn này giống như nhân vật hoạt hình trừu tượng vậy”. Hiện tại, anh Roy chưa thể khẳng định chính xác loài này có tuổi đời bao nhiêu năm. Nếu tái tạo thành công loài vi sinh này, thì chúng ta có nhiều cơ hội phát triển sản phẩm chống lại sự lão hóa.
Ken