Theo đánh giá của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, sự suy giảm chất lượng môi trường biển làm cho môi trường sống của các loài sinh vật biển bị phá hủy, mất đa dạng sinh học.
Ảnh minh họa
Nhiều loài sinh vật biển hiện đang giảm về số lượng, có loài đã tuyệt chủng cục bộ. Có đến 236 loài thủy sinh quý hiếm bị đe dọa ở cấp độ khác nhau, trong đó có hơn 70 loài sinh vật biển đã bị liệt kê trong sách đỏ Việt Nam. Sự suy giảm đa dạng sinh học kéo theo sự suy giảm số lượng loài sinh vật có giá trị kinh tế. Các nguồn cá dự trữ bị suy giảm từ 4 triệu tấn vào năm 1990 xuống còn 3 triệu tấn như hiện nay. Kích thước trung bình của cá và tính đa dạng loài cũng giảm đáng kể. Giá trị về độ phủ của rạn san hô và độ đa dạng loài cũng có chiều hướng suy giảm trong những năm gần đây, ở một số vùng hơn 30%. Một số loài thủy sản quan trọng sống ở rạn đang suy giảm trầm trọng, như tôm Bác sỹ, tôm Hùm, Hải sâm, cá Bướm, cá Thiên thần, cá Đuôi gai...Mật độ nhóm cá kích thước lớn có giá trị thương mại cao đang giảm một cách trầm trọng. Thảm cỏ biển cũng đang bị thu hẹp dần do tai biến thiên nhiên, lấn biển để xây dựng ao nuôi thủy sản, các công trình ven biển và do ô nhiễm. Trong khi đó, diện tích rừng ngập mặn suy giảm một cách rõ rệt, từ 408.500ha vào năm 1943, đến năm 2000 chỉ còn 155.290ha… Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm chính là do sự gia tăng trong xuất khẩu thủy sản, dẫn đến sản lượng đánh bắt hàng năm vượt quá nguồn dự trữ có sẵn. Mặt khác các biện pháp đánh bắt bất hợp pháp và mang tính hủy diệt như sử dụng chất nổ, xyanua, xung điện, mắt lưới nhỏ... vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ, không chỉ làm suy giảm các tài nguyên biển, mà còn gây tổn hại cho môi trường sống của các loài hải sản. Thu Anh
Nhiều loài sinh vật biển hiện đang giảm về số lượng, có loài đã tuyệt chủng cục bộ.
Có đến 236 loài thủy sinh quý hiếm bị đe dọa ở cấp độ khác nhau, trong đó có hơn 70 loài sinh vật biển đã bị liệt kê trong sách đỏ Việt Nam. Sự suy giảm đa dạng sinh học kéo theo sự suy giảm số lượng loài sinh vật có giá trị kinh tế. Các nguồn cá dự trữ bị suy giảm từ 4 triệu tấn vào năm 1990 xuống còn 3 triệu tấn như hiện nay. Kích thước trung bình của cá và tính đa dạng loài cũng giảm đáng kể.
Giá trị về độ phủ của rạn san hô và độ đa dạng loài cũng có chiều hướng suy giảm trong những năm gần đây, ở một số vùng hơn 30%. Một số loài thủy sản quan trọng sống ở rạn đang suy giảm trầm trọng, như tôm Bác sỹ, tôm Hùm, Hải sâm, cá Bướm, cá Thiên thần, cá Đuôi gai...Mật độ nhóm cá kích thước lớn có giá trị thương mại cao đang giảm một cách trầm trọng. Thảm cỏ biển cũng đang bị thu hẹp dần do tai biến thiên nhiên, lấn biển để xây dựng ao nuôi thủy sản, các công trình ven biển và do ô nhiễm. Trong khi đó, diện tích rừng ngập mặn suy giảm một cách rõ rệt, từ 408.500ha vào năm 1943, đến năm 2000 chỉ còn 155.290ha… Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm chính là do sự gia tăng trong xuất khẩu thủy sản, dẫn đến sản lượng đánh bắt hàng năm vượt quá nguồn dự trữ có sẵn. Mặt khác các biện pháp đánh bắt bất hợp pháp và mang tính hủy diệt như sử dụng chất nổ, xyanua, xung điện, mắt lưới nhỏ... vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ, không chỉ làm suy giảm các tài nguyên biển, mà còn gây tổn hại cho môi trường sống của các loài hải sản.